Khởi ngữ là gì? Tác dụng và cách nhận biết khởi ngữ trong câu

Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu trong câu, được sử dụng để giúp câu văn trở nên nổi bật, thể hiện được ý mà người viết muốn đề cập tới. Cùng tìm hiểu khái niệm khởi ngữ là gì, tác dụng và cách nhận biết qua các thông tin dưới đây của ruaxetduong.org

Khởi ngữ là gì? Ví dụ 

Khởi ngữ là gì?
Khởi ngữ là gì?

Khái niệm khởi ngữ là gì đã được đề cập đến trong SGK Ngữ văn 9. Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ, nêu lên đề tài được nói tới trong câu. Trước khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ như với, đối với,…Khởi ngữ còn có các tên gọi khác như đề ngữ hay yếu tố/thành phần khởi ý trong câu.

Ví dụ về khởi ngữ:

  • Về các môn tự nhiên, Tùng là người học rất giỏi => “Về các môn tự nhiên” là khởi ngữ, “Tùng” là chủ ngữ.
  • Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ => “Đối với chúng tôi” là khởi ngữ
  • Về chuyện xảy ra ngày hôm nay, tôi là người có lỗi với cậu => “Về chuyện xảy ra ngày hôm nay” là khởi ngữ.

Từ ghép đẳng lập là gì? Phân biệt với từ ghép chính phụ? Ví dụ

Khởi ngữ có đặc điểm gì? Cách xác định khởi ngữ

Cách nhận biết khởi ngữ rất đơn giản, bạn chỉ cần dựa theo một số dấu hiệu nhận biết dưới đây:

  • Về vị trí: Khởi ngữ thường đứng đầu câu hoặc đứng trước chủ ngữ trong câu.
  • Về quan hệ từ: Khởi ngữ thường kết hợp với các từ như còn, và, về, đối với,..
  • Sau khởi ngữ có thể có trợ từ thì.

Khởi ngữ cũng có thể tách biệt với các thành phần trong câu hoặc liên kết với các thành phần đó. Khi khởi ngữ có liên kết chặt chẽ với thành phần trong câu, có thể sẽ lặp lại y nguyên hoặc sử dụng từ thay thế.

Ví dụ:

  • Còn tôi, cô ấy không thèm bận tâm
  • Về phần mình, tôi không oán trách anh ấy.

Thành ngữ là gì? Tục ngữ là gì? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Tác dụng của khởi ngữ

Tác dụng của khởi ngữ
Tác dụng của khởi ngữ
  • Khởi ngữ giúp làm nổi bật ý chính của câu văn, giúp người nghe, người đọc tập trung được vào nội dung được đề cập đến trong câu.
  • Khởi ngữ nêu bật được chủ đề của sự vật, sự việc được nhắc tới; là một cách hay để mở đầu một câu chuyện để thu hút người nghe.
  • Khởi ngữ còn đảm nhận chức năng cú pháp trong câu. Nếu khởi ngữ đóng vai trò ngữ pháp trong câu thì chủ yếu là dùng để nhấn mạnh. Trường hợp khởi ngữ không đảm nhận chức năng cú pháp thì được sử dụng để nêu sự tình của vấn đề.

Cách chuyển đổi câu có hoặc không có khởi ngữ

Trong một số bài tập về khởi ngữ, bạn có thể sẽ được cho sẵn một câu sau đó người ra đề yêu cầu bạn đặt câu hay chuyển đổi câu có chứa hoặc không có khởi ngữ. Hãy sử dụng các dấu hiệu của khởi ngữ trong câu đã nêu để chuyển đổi câu có hoặc không có khởi ngữ. Theo dõi ví dụ dưới đây:

  • Chúng tôi không tham gia buổi tiệc tối nay => Về buổi tiệc tối nay, chúng tôi không thể tham gia.
  • Tôi đọc rồi nhưng vẫn không diễn đạt được => Đọc thì tôi đọc rồi nhưng về diễn đạt thì tôi chưa diễn đạt được
  • Bạn Nam đánh cầu lông rất hay => Về cầu lông, bạn Nam đánh rất hay

Danh từ là gì? Phân loại các loại danh từ trong tiếng Việt

Phân biệt khởi ngữ với thành phần biệt lập

Phân biệt khởi ngữ với thành phần biệt lập
Phân biệt khởi ngữ với thành phần biệt lập

Khởi ngữ và thành phần biệt lập khác nhau hoàn toàn nhưng có không ít người vẫn hay nhầm lẫn với nhau. Ruaxtudong.org sẽ giúp bạn chỉ ra sự khác nhau giữa khởi ngữ và thành phần biệt lập để dễ dàng phân biệt.

  • Thành phần biệt lập: Là thành phần không liên quan tới thành phần chính ở trong câu, không ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu, bao gồm cả cảm thán, phụ chú,…để diễn tả thái độ, đánh giá của người nói.

Ví dụ: chao ôi, ôi, vâng ạ, chắc hẳn,…

Trong câu hoàn chỉnh có thể đứng ở các vị trí sau: Theo tôi, bài này chúng ta nên giải theo cách khác. Chao ôi! Cô ấy thật đáng thương. => “Theo tôi” và “Chao ôi” là thành phần biệt lập trong câu. Nếu bỏ thành phần này thì câu vẫn có ý nghĩa.

  • Khởi ngữ: Khởi ngữ đứng tách biệt với thành phần chính trong câu, nếu bỏ đi khởi ngữ, câu sẽ không còn đầy đủ nghĩa.

Ví dụ: Về chuyện lần này, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. 

Một số đáp án bài tập về khởi ngữ trong SGK Ngữ văn 9

Câu 1

  1. “Điều này” là khởi ngữ.
  2. “Đối với chúng mình” là khởi ngữ.
  3. “Một mình” là khởi ngữ.
  4. “Làm khí tượng” và “Đối với cháu” là khởi ngữ
  5. “Đối với cháu” là khởi ngữ

Câu 2

  1. “làm bài” là vị ngữ.
  2. “hiểu”, “giải” cũng làm vai trò là vị ngữ trong câu.

Câu 3: 

  1. Làm bài, anh ấy thật cẩn thận
  2. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.

Với các thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm khởi ngữ là gì, dấu hiệu nhận biết,….Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về vị ngữ, chủ ngữ, đại từ quý bạn đọc hãy truy cập website ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *