Cấm vận là gì? Lệnh cấm vận là gì? Tại sao Mỹ dùng hiệu quả

Với những ai thường xuyên theo dõi, cập nhật tin tức thời sự chắc chắn sẽ không còn xa lạ với thuật ngữ “cấm vận”. Đây được coi như là một hình thức trừng phạt đối với một hoặc nhiều quốc gia trên thế giới, gây ra những ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế. Vậy, cấm vận là gì? Cùng tìm hiểu những nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây.

Cấm vận là gì?

Cấm vận là gì?

Cấm vận còn được biết đến với tên gọi là biện pháp trừng phạt kinh tế trên hoạt động thương mại, tài chính; được áp dụng bởi một quốc qua có quyền lực cao đối với một quốc gia hay nhóm quốc gia yếu thế hơn. Cấm vận không chỉ được áp đặt trên lĩnh vực kinh tế mà còn đối với nhiều lĩnh vực khác như quân sự, chính trị hay xã hội.

Ngoài ra, chính sách cấm vận còn có thể là do một nước hay nhiều nước áp dụng đối với một nước với điều kiện là phải được Liên Hợp Quốc thông qua. Mục đích của cấm vận đó chính là trừng phạt nước bị cấm vận để làm thay đổi đường lối chính trị mà chính phủ nước đó đang theo đuổi.

Stalk là gì? Tổng hợp các kiến thức liên quan

Lệnh cấm vận là gì?

Lệnh cấm vận là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, thương mại, vũ khí, năng lượng, vận chuyển hàng hóa, khoa học kỹ thuật, viện trợ,…với một nước nào đó. Lệnh cấm vận có thể là do một nước nhưng cũng có thể là do nhiều nước áp đặt với một nước. Lệnh cấm vận được sử dụng như sự trừng phạt do sự bất đồng về chính sách, hành động trái với một nước hay nhóm nước lớn mạnh về mọi mặt. Mặt khác đây chính là một công cụ để đe dọa, xử lý một số quốc gia không tuân theo.

Mục đích của cấm vận là gì?

Mục đích của cấm vận là gì?
  • Gây khó khăn cho nước khác trên nhiều lĩnh vực khác nhau
  • Ảnh hưởng của cấm vận sẽ phụ thuộc vào sức mạnh của nước cấm vận cũng như khả năng của nước bị cấm vận và đồng minh. Các nước nhỏ khi bị cấm vận sẽ gặp không ít khó khăn đối với việc xuất nhập khẩu, khó hòa nhập đối với nền kinh tế thế giới.
  • Mỹ, Liên Hợp Quốc, Liên minh Châu Âu,…là các tổ chức/quốc gia có khả năng cấm vận, gây ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.

SCP là gì? Phân loại SCP và cách thức hoạt động

Tại sao Mỹ có quyền cấm vận các nước trên thế giới?

Mỹ là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Với thị trường tài chính vững mạnh, tầm ảnh hưởng cao nên hầu hết các quốc gia, tập đoàn, công ty đều mong muốn có cơ hội hợp tác, phát triển với Mỹ. Chính điều này đã tạo ra cho Mỹ lạm dụng đối với việc cấm vận.

Tại sao Mỹ có quyền cấm vận các nước trên thế giới?

Mỹ đã sử dụng danh nghĩa của Liên Hợp Quốc để lôi kéo các quốc gia tham gia hành động này, ảnh hưởng mạnh tới kinh tế, thương mại của nhiều nước. Từ lâu, Mỹ đã sử dụng lệnh cấm vận để trừng phạt các thế lực có hành vi đối đầu. Và đặc biệt hơn khi sử dụng biện pháp trừng phạt này sau vụ khủng bố 11/9/2001. Nhiều chuyên gia nhận định rằng việc lạm dụng lệnh cấm vận quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Mỹ cũng như các quốc gia đồng minh; đồng thời cũng làm giảm đi giá trị của đồng USD.

Lệnh trừng phạt kinh tế được áp dụng với nhiều nước lớn, ví dụ như Mỹ và đồng minh Nga, Trung Quốc. Biện pháp trừng phạt Mỹ áp dụng lên Trung Quốc đã ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng nguyên liệu, tác động tới sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid 19. Gần đây nhất, Mỹ cũng đã tuyên bố đóng băng tài khoản của tổng thống Nga – Vladimir Vladimirovich Putin cùng nhiều quan chức cấp cao. Điều này càng khẳng định vị thế của Mỹ trên thế giới.

UAE là gì? Tìm hiểu về đất nước giàu thứ 9 thế giới

Một số chính sách cấm vận của Mỹ với các quốc gia trên thế giới

Cấm vận Việt Nam: Mỹ và phương Tây bao vây, cấm vận toàn diện Việt Nam. Mỹ cấm vận miền Bắc Việt Nam từ năm 1964, khi bắt đầu thực hiện chiến tranh phá hoại nhiều mặt. Sau khi Việt Nam giành thắng lợi năm 1975, Mỹ mở rộng lệnh cấm vận cả nước, để rửa hận thất bại trong chiến tranh xâm lược, hỗ trợ chiến lược không đánh và vẫn thắng.

Năm 1979, Việt Nam đánh trả quân Khmer Đỏ gây chiến tranh biên giới Tây Nam, giúp nhân dân, lực lượng cách mạng Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, hồi sinh đất nước. Mỹ, phương Tây và một số nước khác vu cáo Việt Nam “xâm lược Campuchia”, bao vây cấm vận toàn diện, cản trở Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc, đẩy nước ta vào khủng hoảng, buộc phải chấp nhận các điều kiện áp đặt của họ. Đến năm 1994, Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận, năm 2006 dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.

Cấm vận Cuba: Là cuộc chiến dài kỳ và không hiệu quả, chống lại cả một hệ tư tưởng. Lệnh cấm vận được áp đặt lên Cuba bắt đầu từ năm 1960 với việc hủy bỏ hạn ngạch xuất khẩu đường từ Cuba sang Mỹ. Các công ty thuộc nước thứ ba có thể sẽ bị Mỹ cấm vận nếu như họ kinh doanh ở Cuba. Đây được xem như là một trong những chính sách cấm vận kéo dài nhất trong lịch sử.

Cấm vận Iran: Kể từ năm 1979, kiểm soát tài chính, đẩy nhanh quá trình đàm phán hạt nhân. Khi Quốc hội Mỹ tranh luận về lệnh cấm vận tài chính ngặt nghèo đối với Iran vào cuối năm 2011. Một số ý kiến cho rằng sách này có thể sẽ khiến cho kinh tế thế giới bị gián đoạn.

Cấm vận Triều Tiên: Kể từ năm 2006, diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên đẩy mạnh chương trình vũ khí hạt nhân trong nhiều năm qua. Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc đã áp đặt những lệnh trừng phạt nghiêm khắc, khác biệt với sự kiện Bình Nhưỡng thử bom hạt nhân lần thứ 3 tháng 2/2013.

Trong những năm gần đây, trừng phạt, cấm vận quốc tế đang là cuộc chiến của các thế lực giữa các quốc gia với nhau trên thế giới. Lệnh trừng phạt kinh tế trở thành “cuộc chiến thương mại” giữa Mỹ và Trung Quốc. Đằng sau trừng phạt là sự cạnh tranh quyền lực giữa 2 cường quốc hàng đầu.

Hy vọng rằng, các thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được khái niệm cấm vận là gì. Hậu quả của trừng phạt cấm vận là vô cùng lớn và người dân của các nước là những đối tượng bị tác động mạnh mẽ nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *