Biến trở là linh kiện điện tử không thể thiếu trong các mạch điện, thiết bị điện. Vậy, biến trở là gì? ký hiệu, cấu tạo và công dụng của biến trở như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!
Nội dung bài viết
Biến trở là gì?

Biến trở có tên tiếng anh là Variable Resistor là một linh kiện thiết bị điện tử có mức điện trở thuần với khả năng chuyển đổi mức điện áp theo ý muốn. Biến trở còn là một thiết bị có thể điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch được lắp đặt ở trong các mạch điện.
Biến trở còn có tên gọi khác là chiết áp, bên trong linh kiện có bộ phận trượt hoặc xoay để làm thay đổi giá trị điện trở. Đây cũng là lý do vì sao linh kiện này được gọi là biến trở. Hiện nay, biến trở được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp như công nghiệp điện máy, lĩnh vực sản xuất điện gia dụng như amply, tivi,…
Ký hiệu của biến trở
Thông thường, trong sơ đồ mạch điện luôn có các ký hiệu riêng biệt để có thể mô tả điện vị trí đó thuộc loại linh kiện hay thiết bị nào. Việc ký hiệu cũng được thống nhất chung theo một tiêu chuẩn giúp có quá trình xem, nghiên cứu, tra cứu dễ dàng hơn. Và biến trở cũng vậy, tại Việt Nam có những ký hiệu chung cho biến trở như sau:

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của biến trở
Biến trở được cấu tạo từ những bộ phận sau:
- Cuộn dây được làm từ hợp kim
- Con quay
- Tay quay
- Than
- Hai chốt được nối với hai đầu biến trở
- Chốt còn lại được nối với con quay hoặc phần tay quay

Một biến trở thường sẽ có 3 cực, trong đó 2 cực sẽ được cố định ở bên đầu của điện trở còn 1 cực sẽ di chuyển nên được gọi là cần gạt. Các cực này được làm từ chất liệu hợp kim, vị trí của các cực sẽ quyết định đến giá trị của biến trở.
Thông thường, biến trở sẽ được nối trực tiếp với các bộ phận khác ở trong một mạch điện với 3 chốt cơ bản như trên. Biến trở sẽ được lắp ráp trong máy để phục vụ cho quá trình sửa chữa, cân chỉnh của kỹ thuật viên.
Nguyên lý làm việc của biến trở hoạt động chủ yếu dựa trên các dây dẫn được tách rời với độ dài ngắn khác nhau. Ở trên các thiết bị luôn có các núm vặn hoặc vi mạch điều khiển. Khi thực hiện động tác điều khiển các núm vặn thì mạch kín sẽ thay đổi chiều dài dây dẫn làm cho điện trở trong mạch bị thay đổi theo ý muốn.
Dòng điện cảm ứng là gì? Cách xác định chiều của dòng điện cảm ứng
Công thức tính biến trở
Công thức tính điện trở của biến trở thông qua định luật Ôm với từng loại mạch điện khác nhau như sau:
- R =
- Mắc nối tiếp:
- Mắc song song:
- Áp dụng định luật Ôm:
Trong đó:
- ρ: Điện trở suất
- l: Là chiều dài dây
- S: Tiết diện dây dẫn
- Rtd: Giá trị điện trở tổng
- Rb và R: Điện trở thành phần
- I: Cường độ dòng điện
- U: Hiệu điện thế
Biến trở dùng để làm gì? Công dụng của biến trở
Biến trở được dùng trong kỹ thuật để làm biến đổi điện trở của mạch theo mong muốn của người dùng. Các tác dụng và công dụng của biến trở trong đời sống rất đa dạng, cụ thể:
Ứng dụng trong điều chỉnh dòng
Biến trở của một thiết bị có thể điều chỉnh dòng điện nên bạn sẽ thấy được tác dụng của biến trở trong mạch điện chính là để tăng hoặc giảm dòng điện khi di chuyển qua vị trí lắp thiết bị. Khi đó, điện trở sẽ chuyển đổi để điều chỉnh dòng điện thay đổi theo hướng ngược lại. Nguyên lý hoạt động rất đơn giản, khi trở kháng tăng, dòng điện sẽ giảm. Khi dùng bộ biến trở có tác dụng điều chỉnh dòng sẽ giúp cho điện trở mang được dòng điện lớn.
Ứng dụng chiết áp
Các loại biến trở sử dụng cho chiết áp là loại có 3 cực để lắp đặt trên một mạch điện. Điện áp đầu ra được lấy từ cực di chuyển, giống như một mạch chia điện áp. Khi sử dụng biến trở, điện áp sẽ giảm dần theo điện trở để bằng với mức điện áp nguồn. Mạch đầu ra sẽ được nối với điện trở và điện áp tải.
Nguyên lý hoạt động này thường được sử dụng trong các mạch cần kiểm soát được điện áp bằng điện trở. Với điện áp có hướng di chuyển theo vòng cung hay đường thẳng sẽ quy định nên dạng hình học của chiết áp.

Biến trở tinh chỉnh
Biến trở tinh chỉnh là một phiên bản thu nhỏ của biến trở và chúng có 3 cực, nó có thể được gắn trực tiếp trên mạch và giá trị được điều chỉnh một lần duy nhất trong quá trình hiệu chỉnh mạch. Giá trị của dòng điện được điều chỉnh trong khi hiệu chỉnh mạch.
Phân loại biến trở
Căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau, người ta chia biến trở thành các loại sau:
- Biến trở dạng tay quay
- Biến trở dạng con chạy
- Biến trở than
- Biến trở dạng dây quấn
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn loại biến trở phù hợp. Nếu sử dụng trong các bo mạch điện tử thì bạn cần dùng biến trở có thiết kế nhỏ gọn để phù hợp với thiết kế của bo mạch. Còn nếu dùng để điều chỉnh âm lượng, âm thanh thì sử dụng loại có thiết kế to kèm theo núm xoay để điều chỉnh, thay đổi âm lượng dễ dàng.
Sơ đồ mạch điện là gì? Hướng dẫn cách đọc, vẽ sơ đồ mạch điện
Hướng dẫn cách đọc giá trị biến trở
Dựa theo giá trị được ghi ở trên thân của biến trở ở trên mặt đồng hồ cho thang đo thích hợp. Trong đó, biến trở sẽ là một điện trở có trị số 0hm và thay đổi được.
Ví dụ: Nếu thông số ghi trên thân của biến trở là 50KA thì biến trở đó sẽ là 60KA là biến trở tuyến tính có trị số 60.000 0hm. Nhìn chung, các thông số ghi trên biến trở càng lớn thì dải điện trở thay đổi càng lớn.
Ngoài ra, bạn có thể tính được trị số của biến trở thông qua các vòng màu sắc được biểu thị trên thân của biến trở.
Cách mắc biến trở trong mạch điện

Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì bạn cần phải điều chỉnh biến trở có giá trị lớn nhất. Như vậy, cường độ dòng điện qua mạch sẽ nhỏ nhất. Mục đích của việc làm này là để tránh hư hỏng thiết bị trong mạch. Cách mắc biến trở 3 chân như sau:
Bước 1: Kiểm tra và xác định các chân của biến trở. Sau đó, thực hiện theo cách mắc biến trở vào mạch điện, cần đặt biến trở với các núm vặn hướng lên trên, các chân quay về phía bạn.
Bước 2: Tiến hành nối đất cho chân đầu tiên (chân số 1) của biến trở. Bạn hàn nối một đầu dây điện với chân số 1, đầu còn lại sẽ hàn với mass của mạch điện tử. Nên lắp biến trở ở những vị trí thuận tiện để thao tác trên thiết bị. Tiếp đó, dùng kéo để cắt chiều dài dây phù hợp.
Bước 3: Lấy chân số 2 nối với đầu ra của mạch. Đây là chân cố định nên cần phải hàn chúng lại với nhau.
Bước 4: Chân số 3 còn lại là chân con chạy, cũng là đầu ra của biến trở nên cần phải hàn cố định lại.
Bước 5: Cuối cùng, bạn cần phải kiểm tra lại các dây để đảm bảo được đấu nối chính xác. Và bạn có thể sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra lại độ chính xác.
Với các thông tin có trong bài viết “Biến trở là gì? Công dụng, cấu tạo và ký hiệu của biến trở” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập ruaxetudong.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.