Muốn giữ được lòng tin của mọi người với mình thì trước hết chúng ta phải thực hiện tốt trách nhiệm, giữ chữ tín, đúng hẹn trong các mối quan hệ. Trong đó, giữ chữ tín là quan trọng nhất không chỉ là lời hứa mà còn là trách nhiệm, quyết tâm thực hiện lời hứa trong công việc. Cùng tìm hiểu chi tiết những nội dung thông tin có trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Nội dung bài viết
Giữ chữ tín là gì?
Giữ chữ tín là việc coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng lẫn nhau. Người biết giữ chữ tín sẽ nhận lại sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp đỡ mọi người đoàn kết, hợp tác với nhau cùng phát triển. Muốn giữ được lòng tin của mọi người thì bạn cần phải làm tốt trách nhiệm, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn với mọi người trong mối quan hệ xung quanh.
Ví dụ về giữ chữ tín: Hà luôn đến đúng giờ trong các buổi hẹn.
Biểu hiện của giữ chữ tín
Người biết giữ chữ tín sẽ có những biểu hiện sau đây:
- Giữ lời hứa, đã nói là làm
- Tôn trọng những điều đã cam kết
- Có trách nhiệm về lời nói, hành vi, việc làm của bản thân…
- Cần làm tốt chức trách và nhiệm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn
- Phân biệt được đâu là hành vi giữ chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.
- Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín
- Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.
- Biết tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân.
Giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì?
Giữ chữ tín trong cuộc sống
Giữ tín trong cuộc sống là điều vô cùng quan trọng. Người giữ chữ tín sẽ luôn được mọi người coi trọng, kính nể. Người không biết giữ chữ tín lời nói nói ra sẽ không có trọng lượng, người khác không tin tưởng nên làm việc gì cũng khó khăn. Người không giữ chữ tín sẽ bị cô lập, không ai muốn tiếp xúc. Theo quan điểm của Phật giáo, người không giữ lời hứa là hình thức tạo nghiệp. Nghiệp ở đây được hiểu là khẩu nghiệp bao gồm những lời nói độc ác, cay nghiệt và lời nói dối không giữ đúng như những gì nói ra.
Giữ chữ tín trong kinh doanh
Chữ tín trong kinh doanh ngày nay được coi là chuẩn mực cam kết để tin tưởng hợp tác làm ăn lâu dài. Tuy nhiên, có không ít đơn vị kinh doanh đã lãng quên chữ tín. Họ lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng bán sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, giá cao nhưng chất lượng không cao. Nhiễu hãng bán hàng còn tổ chức các sự kiện vinh danh để đánh lừa lòng tin của người tiêu dùng.
Việc giữ chữ tín sẽ giúp tăng cường sự phát triển của doanh nghiệp. Khi công ty giữ chữ tín sẽ thu hút được nhiều nhân tài, nhà đầu tư, đối tác, mở rộng mạng lưới kinh doanh. Điều này giúp công ty ngày càng phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Bên cạnh đó còn giúp công ty, doanh nghiệp bảo vệ danh tiếng, tăng sự hài lòng của khách hàng, tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài, bền vững. Để giữ chữ tín công ty cần phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong đạo đức kinh doanh, đảm bảo sự chính trực. Cần có trách nhiệm và tôn trọng người khác không gây hại tới khách hàng và đối tác.
Chính trực là gì? Biểu hiện của người chính trực và ví dụ
Trách nhiệm là gì? Dấu hiệu người tinh thần sống có trách nhiệm
Giữ chữ tín trong công việc
Trong công việc, giữ chữ tín cũng rất quan trọng. Khi muốn tạo dựng lòng tin của người khác trong công việc thì cần quan trọng nhất là bạn cần hoàn thành công việc đúng hạn. Không chỉ đúng hạn mà còn cần phải đảm bảo về chất lượng. Người biết giữ chữ tín trong công việc sẽ luôn thuận lợi, cơ hội thăng tiến rộng lớn.
Người biết giữ chữ tín sẽ luôn nhận được sự tin cậy của người khác, giúp mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Tinh thần đoàn kết, sự tin cậy, tín nhiệm giúp việc hợp tác dễ dàng hơn, công việc suôn sẻ. Chữ tín là tài sản vô giá trong việc hợp tác giữa các công ty.
Sống biết giữ chữ tín là sống đúng với đạo lý con người, đúng với truyền thống dân tộc. Người giữ đúng chữ tín luôn được người khác tin tưởng, yêu thương, kính trọng. Không có gì khiến người khác tin tưởng mình bằng việc giữ chữ tín. Mọi lời nói, văn tự đều vô nghĩa nếu con người đánh mất đi chữ tín, không thực hiện nó.
Cách rèn luyện giữ chữ tín
- Làm tốt trách chức trách và nhiệm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn
- Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín
- Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác
- Biết tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân
Những câu ca dao tục ngữ về giữ chữ tín
- Treo đầu dê, bán thịt chó.
- Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
- Chữ tín còn quý hơn vàng.
- Lời nói như đinh đóng cột.
- Hứa hươu, hứa vượn.
- Rao mật gấu, bán mật heo.
- Rao ngọc, bán đá.
- Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.
- Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.
- Nhất ngôn cửu đỉnh.
- Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy.
- Quân tử nhất ngôn.
- Giấy rách còn giữ lấy lề.
- Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành
- Chọn mặt gửi vàng, chọn người giữ lời
- Đã nói là làm
- Lời nói, gói vàng. Chữ tín gói danh
- Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Nói chín thì phải làm mười/ Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.
- Hay gì lừa đảo kiếm lời/ Cả nhà ăn uống, tội trời riêng mang.
- Người sao một hẹn thì nên/ Người sao chín hẹn thì quên cả mười.
- Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ/ Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.
- Hay gì lừa đảo kiếm lời/ Cả nhà ăn uống, tội trời riêng mang.
- Ăn có nhai, nói có nghĩ/ Nói phải đúng, hứa phải làm
- Vàng thời thử lửa, thử than/ Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
- Cứ trong đạo lý luân thường/ Làm người phải giữ kỷ cương làm đầu.
- Chữ tín thay đức con người/ Của mượn gìn giữ xong rồi trả ngay.
- Ai ơi đã quyết thì hành/ Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.
- Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ/ Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.
- Thật thà là cha quỷ quái
Mong rằng, các thông tin có trong bài viết “Giữ chữ tín là gì? Biểu hiện, tầm quan trọng của việc giữ chữ tín” sẽ giúp ích bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ phản hồi nhanh chóng, miễn phí 100%