Nếu như bạn thường xuyên xem các bản tin dự báo thời tiết chắc chắn sẽ bắt gặp kí hiệu độ C, độ F. Vậy, độ C là gì? độ F là gì? Cách quy đổi đơn vị nhiệt độ như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung dưới đây của ruaxetudong.org
Độ C là gì?
Độ C là một trong những đại lượng sử dụng trong hệ đo lường SI để đo nhiệt độ. Độ C được định nghĩa là điểm đóng băng của nước là 0 độ và điểm sôi của nước là 100 độ.
Độ C có tên tiếng anh là Celsius, được đặt theo tên của nhà thiên văn Thụy Điển Anders Celsius (1701 – 1744) – người đặt nền móng cho hệ thống đo nhiệt độ dựa trên trạng thái của nước. Ký hiệu độ C là ℃.

Năm 1742, Anders Celsius đã tạo ra một thang nhiệt độ ngược với thang đo nhiệt độ hiện tại có tên gọi là độ C. Trong đó, 0 độ là điểm sôi của nước, 100 độ là điểm đóng băng của nước. Sau 2 năm, năm 1744, Carolus Linnaeus đã đảo ngược hệ thống độ C, chọn 0 độ là điểm đóng băng và 100 độ làm điểm sôi. Dựa theo thang đo này, nhiệt độ cơ thể bình thường là 37 độ C. Hiện nay, độ C là một trong những đơn vị đo lường chuẩn hóa được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Việc độ C được sử dụng phổ biến đã chứng minh được tầm quan trọng trong khoa học, sản xuất và đời sống con người. Độ C là đơn vị quan trong sử dụng trong các ứng dụng thang đo như nhiệt kế, đồng hồ đo nhiệt độ, cảm biến đo nhiệt độ,….Và đây cũng là đại lượng quan trọng để sản xuất các loại van công nghiệp như van cầu hơi nóng, đồng hồ đo lưu lượng hơi nóng,..
Độ F là gì?
Cũng giống như độ C, độ F là đơn vị đo nhiệt độ, kí hiệu là °F. Độ F được xác định bằng điểm nóng của nước là 32 độ và điểm sôi là 212 độ. Tên gọi tiếng anh của độ F là Fahrenheit, được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit (1686-1736).

Nhà vật lý người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit cũng đã chọn số 0 trên thang đo nhiệt độ làm nhiệt độ thấp. Năm 1714, ông thêm điểm chuẩn thứ 2 là điểm đóng băng của nước tinh khiết (32 °F) và điểm chuẩn thức 3 là nhiệt độ cơ thể của người khỏe mạnh (96 °F.)
Sau đó, thang đo Fahrenheit được xác định lại theo 2 điểm chuẩn mới đó là điểm đóng băng (32°F) và điểm sôi của nước (212 °F). Nếu theo hai điểm chuẩn này thì nhiệt độ cơ thể của một người bình thường, khỏe mạnh sẽ phải là 98,6°F chứ không phải là 96°F như ông đã xác định từ trước.
Độ F được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thời tiết, công nghiệp, y tế,…cho đến những năm 1960 khi chính phủ bắt đầu đưa độ C vào kế hoạch tiêu chuẩn hóa hệ đo lường. Dù không được sử dụng phổ biến như trước nhưng độ F vẫn được sử dụng phổ biến ở Mỹ và một số quốc gia nói tiếng Anh khác.
Độ F bao nhiêu độ C? Đổi độ F sang độ C chính xác nhất
Trong một số trường hợp chúng ta cần đổi độ F sang độ C và ngược lại độ C ra độ F để việc tính toán, đo đạc thuận tiện và đơn giản hơn. Nếu muốn biết độ F bằng mấy độ C hay đổi độ C qua F thì bạn hãy áp dụng công thức sau:
Công thức đổi độ C sang độ F: °F = (℃ x 1,8) + 32
Bạn chỉ cần thay giá trị nhiệt độ tính theo độ C vào công thức trên và thực hiện phép tính để đổi sang độ F. Ví dụ, muốn biết 1 độ C bằng bao nhiêu độ F thì thực hiện phép tính (1 x 1,8) + 32) = 33,8 độ F.
Công thức đổi độ F sang độ C: ℃ = (°F -32) /1,8
Từ công thức trên, ta có thể thấy 1 độ F = (1 – 32)/1,8 = -17,22 độ C

Với các thông tin trên có trong bài viết “Độ C là gì? độ F là gì? Cách đổi các đơn vị nhiệt độ” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website ruaxetudong.org.