Ước số là gì? Là một khái niệm quan trọng có trong chương trình Toán 6, xuất hiện khá nhiều trong các bài kiểm tra học kỳ. Để dành được điểm tuyệt đối cho bài toán về ước số, các bạn học sinh cần phải nắm chắc kiến thức, vận dụng một cách linh hoạt và phải tập trung cao độ khi làm bài. Khám phá nội dung chi tiết dưới đây để biết thêm các thông tin về ước số của một số.
Nội dung bài viết [hide]
Ước số là gì?

Số nguyên dương b lớn nhất của 2 số nguyên tố a và b được gọi là ước chung lớn nhất (ƯCLN) của a, b. Nếu 2 số nguyên tố a và b đều bằng 0 thì chúng sẽ không có ước chung lớn nhất vì mọi số tự nhiên khác 0 đều là ước chung của a và b.
Hiểu một cách đơn giản nhất, ước số là một số tự nhiên khác với nó và được chia hết. Khi một số tự nhiên A được gọi là ước số của B nếu B chia hết cho A.
Ví dụ: 6 chia hết cho [1,2,3,6 ] thì [1,2,3,6] được gọi là ước số của 6.
Ước số chung là gì? Ước số chung lớn nhất là gì?
Ước số chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số. Ước số chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp ước chung.
Cách tìm ước chung lớn nhất
Để tìm ước số chung lớn nhất (ƯCLN) ta thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố
Bước 2: Lựa chọn ra các thừa số nguyên tố chung
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy số mũ nhỏ nhất, tích đó chính là ƯCLN cần tìm.
Ví dụ: Tìm ước chung lớn nhất của 12, 20, 30
Cách tìm ước chung của một số

Muốn tìm được ước chung của một số hoặc nhiều số đã cho ta tìm ước của ƯCLN của các số đó. Theo đó, tập hợp các ước chung của các số đã cho là tập hợp các ước của ƯCLN của các số đó.
Ví dụ: Tìm ước chung của 144 và 192
Ta có: 144 =
=> ƯC (144, 192) = Ư(48) ={1,2,3,4,6,8,12,16,24,48}
Một số bài tập tìm ước số, ước chung lớn nhất
Bài tập 1: Tìm các tập hợp Ư(24) và Ư(28)
Gợi ý đáp án:
- Ư(24) = {1,2,3,4,6,8,12,24}
- Ư (28) ={1,2,4,7,14,28}
Bài tập 2: Gọi ƯC (24, 28) là tập hợp các số vừa là ước của 24 vừa là ước của 28. Hãy viết tập hợp ƯC (24,28)
Gợi ý đáp án:
ƯC (24, 28) ={1,2,4}
Bài tập 3: Chị Linh có 12 quả bóng màu xanh và 15 quả bóng màu đỏ. Chị Linh muốn chia số bóng cho 3 anh em là Việt, Hà, Nam đều nhau gồm cả bóng xanh và bóng đỏ. Hỏi chị Linh có thực hiện được phép chia không?
Gợi ý đáp án:
Ta có:
Ư(12) ={1,2,3,4,6,12}
Ư(15) = {1,,3,5,15}
=> ƯC(12, 15) = {1;3}
=> ƯCLN(12, 15) = 3
Như vậy, chị Linh có thể thực hiện được phép chia, khi đó mỗi bạn sẽ nhận được:
12: 3 = 4 (quả bóng xanh)
15: 3 = 5 (quả bóng đỏ)
Mong rằng, các thông tin có trong bài viết trên đây về ước số, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác về Toán học bằng cách truy cập website ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!