Thơ tự do là gì? Đặc điểm và tác dụng của thể thơ tự do

Thơ tự do là một trong những thể thơ được sử dụng phổ biến trong văn học Việt Nam. Nếu như bạn chưa biết thơ tự do là gì? đặc điểm cũng như tác dụng của thể thơ tự do thì đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin nào dưới đây của ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Thơ tự do là gì? Thơ tự do là thơ gì? 

Thơ tự do không có thể thức nhất định
Thơ tự do không có thể thức nhất định

Thế nào là thể thơ tự do? Thơ tự do hay thể thơ tự do (tiếng Pháp là vers libre) là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,…Thơ tự do khác với văn xuôi ở chỗ có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có vần.

Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định, không quy định về số từ trong câu, không cần có vần liên tục.

Đặc điểm của thể thơ tự do

Đặc điểm của thơ tự do như sau:

  • Có thể là hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau hoặc hoàn toàn tự do.
  • Thể thơ tự do khá phổ thông, không theo khổ 4 dòng, 6 dòng đều đặn ngay ngắn.
  • Có thể mở rộng, kéo dài câu thơ thành hàng chục tiếng gồm nhiều dòng in hoặc có thể sắp xếp thành “bậc thang” để tô đậm nhịp điệu trong câu, có thể xen kẽ câu ngắn – dài thỏa mái.
  • Thơ tự do xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi thơ đi sát cuộc đời, phản ánh những khía cạnh mới của cuộc sống, thể hiện cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ.
  • Trong lịch sử văn học, sự nảy sinh thường gắn liền với biến chuyển lớn về ý thức.
  • Thể thơ tự do được chia thành 3 loại, đó là:
  • Thơ tự do hướng cổ điển
  • Thơ tự do hướng hiện đại
  • Thơ tự do hướng tạp lục

Kết cấu thơ tự do

Kết cấu thơ tự do
Kết cấu thơ tự do

Thể thơ tự do không có hạn định về số chữ và cũng không cần phải tuân theo quy luật bằng trắc. Có thể đặt câu ngắn 2-3 chữ hoặc câu dài 9 – 10 chữ. Số lượng câu không hạn chế nhưng vẫn cần phải sử dụng theo vần luật sau:

Vần liền

Ví dụ:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng ánh trăng tan,

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới,

Đâu những cảnh bình minh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng,

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới.”

(Nhớ rừng – Thế Lữ)

Vần tréo

Ví dụ:

“Hạnh phúc rất đơn sơ.

Nhịp đời đi chậm rãi,

Mái nhà in bóng trưa,

Ong hút chùm hoa cải.”

(Hối hận – Huy Cận)

Vần ôm

Ví dụ:

“Em nghe mùa thu,

Dưới trăng mờ thổn thức,

Em không nghe rạo rực,

Hình ảnh kẻ chinh phu.”

(Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)

Vần hỗn tạp

Tất cả các lối vần trong một bài, không theo định lệ nào cả.

Ví dụ:

“Tiếng địch thổi đâu đây.

Cớ sao mà réo rắt?

Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt.

Mây bay, gió quyến, mây bay…

Tiếng vi vu như khuyên van như dìu dặt

Ánh chiều thu

Lướt mặt hồ thu.

Sương hồng lam nhẹ tan trên sóng biếc.

Rặng lau già xao xác tiếng reo khô,

Như khuấy động nỗi nhớ nhưng thương tiếc.

Trong lòng người đứng bên hồ.”

(Tiếng trúc tuyệt vời – Thế Lữ)

Yêu cầu của thể thơ tự do

Phải tinh gọn

  • Không được thừa những gì dư thừa, tuyệt đối tránh những từ thì, và, là, mà, cũng, vẫn, thế, nhưng, vì, thì, dù, dẫu,…
  • Không được trùng lặp cả về từ lẫn ý
  • Không sử dụng những từ “lạc lõng” trong một tổng thể thống nhất

Phải phong phú

  • Không được thiếu những thứ không thể thiếu như hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ẩn dụ,…
  • Phải phối trí hài hòa trong bố cục linh động không định trước
  • Những hình ảnh, âm thanh, màu sắc đó phải là biểu tượng cho một khái niệm trừu tượng, vô hình, siêu thực

Tiết tấu phù hợp với bài thơ, ý thơ

  • Tiết tấu nhanh hay chậm, thôi thúc hoặc thư thả. Mỗi tiết tấu đòi hỏi thủ pháp nghệ thuật riêng.
  • Tiết tấu liền lạc, du dương: Mặc dù không có quy tắc cố định về vần nhưng tính chất của một bài thơ vẫn đòi hỏi phải có tiết tấu liền mạch, du dương. Nghĩa là các câu vẫn phải ăn vần với nhau.
  • Tiết tấu bổng trầm: Để câu thơ không khó đọc, dù không tuân theo quy luật nào thì vẫn cần phải âm thầm chấp nhận quy tắc dạng sóng tức hình sin, nói theo kiểu cũ là luật “Nhị Tứ Lục đảo thanh phân minh”. Nghĩa là cứ hai vẫn Trắc thì chữ thứ 4 vần bằng, chữ thứ 6 vần Trắc và ngược lại.

Điển tích là gì? Điển cố là gì? Đặc điểm, ý nghĩa trong Văn học

Ca dao là gì? Tổng hợp 10 bài ca dao về gia đình, thầy cô hay nhất

Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ và tác dụng của nó

Trên đây là các thông tin về thơ tự do, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật và gửi đến bạn trong thời gian ngắn nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *