Quy tắc bàn tay trái, quy tắc bàn tay phải là kiến thức Vật lý quan trọng được đề cập tới trong chương trình lớp 9 và lớp 11. Việc nắm chắc quy tắc bàn tay trái, quy tắc bàn tay phải giúp cho bạn đạt điểm tuyệt đối trong câu hỏi liên quan. Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây của ruaxetudong.org
Nội dung bài viết
Quy tắc bàn tay phải dùng để làm gì? Tổng hợp kiến thức quan trọng
Cách xác định quy tắc bàn tay phải
Trong SGK Vật lý 9 đã nêu quy tắc bàn tay phải và được mở rộng trong chương trình học lớp 11. Quy tắc bàn tay phải như sau: Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong dây dẫn.
Ứng dụng của quy tắc bàn tay phải
Quy tắc bàn tay phải dùng để xác định:
Xác định từ trường của dòng điện chạy qua dây dẫn dài
Với dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài, đường sức từ chính là những đường tròn có tâm nằm trên dây dẫn và vuông góc với dòng điện. Khi đó, ta sử dụng quy tắc bàn tay phải để xác định chiều của đường sức từ, cụ thể:
Nắm bàn tay phải sao cho ngón cái choãi ra nằm dọc theo dây dẫn I. Khi đó, ngón cái chỉ theo chiều dòng điện về điểm Q, các ngón tay còn lại khum theo chiều đường sức từ trên đường tròn tâm O ( O nằm trên dây dẫn I).
Công thức tính độ lớn cảm ứng từ như sau: B = 2.
Trong đó:
- B: Độ lớn cảm ứng từ tại điểm cần xác định
- I: Cường độ dòng điện của dây dẫn
- r: Khoảng cách từ điểm cần xác định đến dây dẫn
Xác định từ trường của dòng điện trong dây dẫn uốn thành vòng tròn
Đường sức từ đi qua đường dẫn uốn thành vòng tròn có 2 loại đó là:
- Đường sức từ đi qua tâm O là đường thẳng dài vô tận
- Đường sức từ còn lại chính là đường cong đi từ nam ra bắc của dòng điện đó
Công thức tính độ lớn của cảm ứng từ tại tâm O của vòng dây như sau:
B = 2.
Trong đó:
- B: Độ lớn cảm ứng từ tại điểm cần tính
- N: Số vòng dây dẫn điện
- I: Cường độ dòng điện
- r: Bán kính vòng dây
Xác định từ trường của dòng điện chạy vào trong ống dây hình trụ
Dây dẫn điện được quấn quanh ống dây hình trụ. Bên trong ống dây, các đường sức từ là những đường thẳng song song. Khi đó, chiều của đường sức từ sẽ được xác định dựa theo quy tắc bàn tay phải.
Quy tắc nắm bàn tay phải như sau: Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho chiều khum bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện quấn trên ống dây. Khi đó, ngón tay cái choãi ra ngoài chỉ theo hướng của đường sức từ. Đường sức từ đi từ mặt nam ra mặt bắc ống dây đó.
Công thức tính như sau: B = 4. .
Trong đó:
- B: Độ lớn cảm ứng từ tại điểm cần tính
- N: Số vòng dây dẫn điện
- I: Cường độ dòng điện
- l: Chiều dài ống dây hình trụ
Vận tốc là gì, công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian
Trung bình cộng là gì? Công thức tính trung bình cộng chính xác 100%
Tổng hợp kiến thức về quy tắc bàn tay trái
Khi nào dùng quy tắc bàn tay trái? Quy tắc bàn tay trái được áp dụng bởi từ trường trong một mạch mà dòng điện chạy qua và chi phối hướng của lực đặt vào từ trường. Quy tắc bàn tay trái được phát hiện bởi kỹ sư, nhà vật lý John Ambrose Fleming vào cuối thế kỷ 19. Nắm chắc quy tắc bài tay trái sẽ giúp bạn xác định hướng chuyển động của động cơ điện dễ dàng.
Quy tắc bàn tay trái như sau: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện, ngón tay cái choãi ra 90 độ chỉ chiều của lực điện từ.
Quy tắc này được dựa trên cơ sở lực từ tác động lên dây dẫn điện theo biểu thức toán học: F = I dl xB
Trong đó:
- F: Lực từ
- I: Cường độ dòng điện
- dl: véc tơ có độ dài bằng độ dài đoạn dây điện và hướng theo chiều dòng điện
- B: véc tơ cảm ứng từ trường
Phương của lực F chính là phương của tích véc tơ của dl và B nên có thể xác định dựa theo quy tắc bàn tay trái.
Với các thông tin trên đây về quy tắc bàn tay trái, quy tắc bàn tay phải hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách về Vật lý bằng cách truy cập website ruaxetudong.org