Nhận thức là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Nhận thức là gì? Là quá trình tiếp thu kiến thức và sự am hiểu thông qua việc suy nghĩ, kinh nghiệm của con người. Bản chất của nhận thức đó chính là thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất bên ngoài, độc lập với ý thức. Nhận thức cũng là việc thừa nhận thế giới của con người, không phải là hành động nhất thời mà là cả quá trình. Để hiểu rõ hơn hãy theo dõi nội dung thông tin bài viết dưới đây.

Nhận thức là gì? Ví dụ về nhận thức

Nhận thức là gì? Ví dụ về nhận thức
Nhận thức là gì? Ví dụ về nhận thức

Nhận thức trong tiếng Cognition, là loại hình đặc biệt của ý thức; được coi là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức, am hiểu thông qua kinh nghiệm, tích lũy, suy nghĩ, giác quan. Quá trình đó sẽ bao gồm tri thức, sự chú ý, trí nhớ, lý luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.

Theo Wikipedia, nhận thức là hiện tượng biện chứng của thế giới khách quan trong ý thức con người, giúp con người tiến đến gần hơn với khách thể.

Theo chủ nghĩa Mác -Lênin, nhận thức là khái niệm trừu tượng, là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ não của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo dựa trên cơ sở thực tiễn.

Ví dụ của nhận thức:

  • Trái Đất tự quay quanh Mặt Trời và Mặt trời luôn di chuyển
  • Cá là loài động vật sống dưới nước, thở bằng mang và dùng vây để bơi

Các giai đoạn của nhận thức

Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp gồm có 2 giai đoạn chính, đó là:

Giai đoạn 1: Nhận thức cảm tính 

Nhận thức cảm tính là gì? Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên của con người, chúng ta chỉ phản ánh được những đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng riêng lẻ khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan. Nhận thức cảm tính chính là nhận thức bằng giác quan. Nhận thức cảm tính là nhận thức bằng giác quan và là một cách trực tiếp.

Trách nhiệm là gì? Dấu hiệu của người có tinh thần và sống có trách nhiệm

Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính
  • Cảm giác: Là hình thức cảm nhận cảm tính, phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng khi tác động trực tiếp vào giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hóa những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức.
  • Tri giác: Là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ, phong phú hơn. Tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phân biệt đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu là thuộc tính không đặc trưng và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó không còn trực tiếp tác động lên cơ quan cảm giác của con người.
  • Biểu tượng: Là hình thức nhận thức cảm tính, phản ảnh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi không còn tác động trực tiếp vào giác quan. Trong biểu tượng chứa đựng yếu tố trực tiếp và gián tiếp. Vì nó được hình thành nhờ sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của giác quan. 

Giai đoạn 2: Nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính là gì? Là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh các đặc tính bản chất của sự vật, thể hiện qua các hình thức như khái niệm, suy luận, phán đoán. Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức gián tiếp, trừu tượng, khái quát sự vật. Nhận thức lý tính phụ thuộc vào năng lực tư duy của con người. Do đó, phản ánh chính xác mối liên hệ bản chất, tồn tại bên trong sự vật hay một lớp các sự vật.

  • Phán đoán: Là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, thuộc tính của đối tượng. Ví dụ: Dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng là một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm “dân tộc Việt Nam” với khái niệm “anh hùng”.
Phán đoán là hình thức tư duy trừu tượng
Phán đoán là hình thức tư duy trừu tượng
  • Suy luận: Là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các phán đoán với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới. Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù và phổ biến mà người ta có được hình thức suy luận quy nạp hoặc diễn dịch.

Về bản chất, nhận thức cảm tính và lý tính không tách nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì sẽ không có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật. 

Theo đó, nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính. Trong khi đó, nhận thức tính phải dựa vào nhận thức cảm tính, gắn chặt với nhận thức cảm tính. Dù nhận thức lý tính có tính trừu tượng, khái quát đến đâu thì nội dung của nó cũng sẽ chứa nhận thức cảm tính. Ngược lại, nhận thức lý tính chi phối cảm tính, làm cho nhận thức cảm tính tinh vi hơn, nhạy bén và chính xác hơn.

Khách quan là gì, chủ quan là gì. Phân biệt chủ quan & khách quan

Bản chất của nhận thức là gì?

Bản chất của nhận thức chính là thuộc tính, đặc tính vốn có bên trong của nhận thức. Dựa theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, bản chất của nhận thức dựa theo những nguyên tắc sau:

  • Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc lập đối với cảm giác, tư duy và ý thức của con người.
  • Thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người. Về nguyên tắc thì không gì là không thể.
  • Trong quá trình nhận thức, phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người là quá trình biện chứng, tích cực, tự giác, sáng tạo.
  • Thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp của nhận thức, là mục đích của nhận thức là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Nhận thức giữ vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Nhận thức giúp con người hiểu được cái riêng, cái chung; hiểu được hiện tượng và bản chất của sự vật, sự việc. Nhờ nhận thức mà con người biết được đúng đắn, đầy đủ, chính xác về bản chất của sự vật, hiện tượng.

Giúp tiếp thu, tích lũy được nhiều kiến thức trong cuộc sống
Giúp tiếp thu, tích lũy được nhiều kiến thức trong cuộc sống

Bên cạnh đó, nhận thức còn cung cấp cho con người một lượng kiến thức cũng như tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Con người, dần hiểu được các nguyên lý, định nghĩa, khái niệm xung quanh thế giới quan của mình. Từ đó, ta có thể thấy rằng, nhận thức đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của mỗi người.

Với các nội dung thông tin có trong bài viết “Nhận thức là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập website ruaxetudong.org để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *