Làng nghề nước mắm Nam Ô – Hương vị đặc sản tiến Vua

Làng nghề nước mắm Nam Ô nằm bên vịnh Đà Nẵng, cách đèo Hải Vân chừng 3km. Trải qua nhiều năm thăng trầm của lịch sử, nước mắm Nam Ô vẫn giữ nguyên được hương vị vì được làm từ những con cá cơm, cá ngừ tươi ngon đánh bắt trong ngày. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về làng nghề truyền thống nay, quý bạn đọc hãy theo dõi các thông tin dưới đây.

Giới thiệu làng nghề nước mắm Nam Ô

Khi nhắc tới đặc sản Đà Nẵng nhiều người thường nghĩ ngay tới mực một nắng, mực cơm rim me, bánh khô mè,…Bên cạnh đó còn có một món quà được nhiều du khách mua về đó là nước mắm Nam Ô. Làng nghề nước mắm Nam Ô nằm ở phía Nam của thành phố Đà Nẵng, cách khu vực đèo Hải Vân khoảng 3km. Nếu đi từ trung tâm thành phố bạn có thể di chuyển theo đường Lê Duẩn, đi theo hướng đèo Hải Vân. Sau đó tiếp tục di chuyển tới quận Liên Chiểu, phường Hòa Hiệp là tới.

lang-nghe-nuoc-mam-nam-o-o-dau
Làng nghề nước mắm Nam Ô nổi tiếng

Nghề làm mắm ở Nam Ô có từ rất sớm, từ khi còn là một trong những địa phương của Đàng Trong thì ngư dân nơi đây đã biết cách làm nước mắm cung cấp cho thị trường ở các vùng lân cận. Vào khoảng thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, nghề nước mắm Nam Ô phát triển khá mạnh. Tới những năm 80 của thế kỷ XX, nước mắm Nam Ô được tặng huy chương Vàng tại Hội chợ triển lãm Giảng Võ. Năm 2019, làng nghề nước mắm Nam Ô được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đến nay, có 92 hộ làm nghề nước mắm thủ công, trong đó 54 hộ tham gia vào Hội làng nghề nước mắm truyền thống. Dù chỉ có 92 hộ dân nhưng sản xuất ra hàng trăm lít nước mắm mỗi năm.

Vì sao nước mắm Nam Ô được lựa chọn để tiến Vua?

Ở Việt Nam, hầu hết các tỉnh thành gần biển đều có nghề làm nước mắm, tuy nhiên chỉ có nước mắm Nam Ô được lựa chọn và sử dụng để dâng Vua chúa. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, nước mắm tại làng nghề Nam Ô được làm từ những con cá cơm, cá ngừ tươi ngon vừa được đánh bắt trong ngày cùng những kinh nghiệm gia truyền tạo nên những giọt nước mắm màu đỏ thẫm, vị ngọt tự nhiên.

“Nam Ô nước mắm thơm nồng

Đi mô cũng nhớ mùi hương quê nhà”

Làng biển Nam Ô có bờ biển dài, nhiều loài hải sản phong phú nên thuận lợi cho việc đánh bắt. Từ thuở mở đất, lập làng các thế hệ trước đã cùng nhau đánh bắt hải sản phát triển mạnh, kéo theo đó là nghề chế biến thực phẩm, người dẫn đã chế biến ra thứ nước mắm thơm ngon mang thương hiệu Nam Ô.

Nghề nước mắm Nam Ô đã mang lại công văn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương. Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ tại nhiều nơi trên cả nước, du khách khi tới Đà Nẵng đều mua về làm quà.

quy-trinh-san-xuat-nuoc-mam-nam-o
Nước mắm Nam Ô được sản xuất thủ công

Người dân làng nghề nước mắm Nam Ô Đà Nẵng nhận biết mắm chín bằng cách quan sát màu sắc, mùi vị, trạng thái. Công đoạn lọc mắm rất kỳ công, người dân sử dụng phương pháp lọc nước mắm bằng cách thủ công. Để có những giọt nước mắm thơm ngon, chất lượng thì phải mất 12 tháng.

Nước mắm Nam Ô là sản phẩm văn hóa tinh thần đặc sắc của làng nghề truyền thống bao đời, thể hiện bản sắc của cộng đồng địa phương, sự đa dạng văn hóa,….Đối với người dân xứ Quảng, nước mắm không chỉ là món ăn tinh thần mà còn là một phần trong lịch sử, văn hóa, bản sắc của địa phương.

Quy trình làm nước mắm tại làng nghề Nam Ô Đà Nẵng

Quy trình làm nước mắm tại làng nghề Nam Ô Đà Nẵng gồm những công đoạn sau:

Bước 1: Ướp cá

Nguyên liệu chính để tạo nên những chai nước mắm thơm ngon đó là cá cơm than. Loại cá này được đánh bắt nhiều vào tháng 3 âm lịch. Cá lựa chọn làm nước mắm là loại cá tươi, kích thước vừa bằng ngón út. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, tuyệt đối không rửa cá bằng nước ngọt để giữ được vị ngon nhất. Bên cạnh đó, muối ướp cá phải là muối Cà Ná, không bị nhiễm nước mưa, hạt trắng, già.

nguyen-lieu-lam-nuoc-mam-nam-o
Những con cá cơm than được tuyển chọn kỹ lưỡng

Bước 2: Ủ cá

Sau đó, cá sẽ được mang đi ủ trong hũ sành, cứ một lớp cá lại một lớp muối và bản quản ở nơi khô thoáng. Trên thân của mỗi hũ cá đều sẽ ghi rõ ngày tháng ủ để đảm bảo cá được ủ đúng thời gian.

Bước 3: Lọc lấy nước mắm

Cá cơm than sẽ được ủ từ 12 – 18 tháng tùy theo từng hộ sản xuất. Tiếp đó sẽ lọc lấy nước mắm theo phương pháp thủ công, nghĩa là dùng vuột tre (tương tự như cái phễu) rồi đặt một tấm vải sạch lót lên, phía dưới để một cái thau đựng nước mắm.

quy-trinh-loc-nuoc-mam-nam-o
Lọc nước mắm

Bước 4: Ủ nước mắm

Sau khi lọc xong, nước mắm sẽ tiếp tục được ủ trong chum sành để giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng. Khi đạt tới độ ngon nhất định, người dân sẽ đóng chai và phân phối ra thị trường.

Nước mắm Nam Ô được coi là món quà trứ danh địa phương mà bạn không nên bỏ qua khi tới Đà Nẵng. Các chai nước mắm Nam Ô thường được đóng trong chai 200ml – 500ml, mức giá dao động sẽ từ 30.000 – 75.000 đồng/chai.

Bên cạnh hoạt động thăm quan, tìm hiểu về quy trình sản xuất nước mắm tại làng nghề Nam Ô thì bạn có thể “xắn tay” và thử sức làm nước mắm cùng người dân địa phương. Bạn có thể cùng ngư dân đánh bắt cá cơm, tham gia vào quy trình ủ muối cá,…Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm thú vị chỉ có ở làng nghề nước mắm Nam Ô.

Xung quanh làng nghề nước mắm Nam Ô còn có rất nhiều địa điểm thăm quan lý thú khác mà bạn nên kết hợp ghé thăm. Ví dụ như lăng thờ cá Ông, bán đảo Sơn Trà, cầu Đà Nẵng,…

Nếu có dịp đến Nam Ô, ngoài việc tắm biển chụp ảnh, thưởng thức món ăn đặc sản thì bạn đừng quên ghé thăm các xưởng sản xuất nước mắm truyền thống để hiểu rõ hơn nhé! Làng nghề nước mắm Nam Ô thu hút rất đông du khách đến thăm quan hàng năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *