Kiên trì là gì? Cách rèn luyện tính kiên trì để dẫn tới thành công

Kiên trì là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của bạn và đây là đức tính mà mọi người nên có. Vậy, kiên trì là gì? làm sao để rèn luyện tính kiên trì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây của ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Kiên trì là gì? Tính kiên trì là gì? Ví dụ

Khái niệm kiên trì đã được đề cập tới trong chương trình học lớp 6. Kiên trì là thái độ sống nỗ lực, cố gắng, quyết tâm vượt qua thử thách để theo đuổi mục tiêu. Kiên trì còn là sự nhẫn lại, bền bỉ, luôn giữ vững ý chí. Kiên trì là một trong những yếu tố quan trọng, là chìa khóa dẫn đến sự thành công của bạn.

Kiên trì là một trong những yếu tố giúp bạn thành công
Kiên trì là một trong những yếu tố giúp bạn thành công

Nói cách khác, kiên trì chính là sự cố gắng hết mình dù thất bại, khó khăn nhưng vẫn không bỏ dở mọi thứ. Tính kiên trì còn giúp con người có thêm ý chí, không ngừng học hỏi để đạt được các mục tiêu đặt ra.

Xã hội ngày càng phát triển, con người phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách và thành công không đến với bất kỳ ai một cách dễ dàng. Điều chúng ta cần phải làm đó chính là dám đối mặt, kiên trì theo đuổi mục tiêu bởi “có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Trái với siêng năng kiên trì là gì? Trái nghĩa với siêng năng kiên trì là nhụt chí, bỏ cuộc, nản nòng, nản chí,…Và đồng nghĩa với kiên trì là bền chí, nhẫn nại, bền bỉ, siêng năng, miệt mài,…

Trong tiếng anh, kiên trì được dịch ra nghĩa là Persistence, Perseverance, Constant, Tenacious. Ví dụ như: He is said to have worked him way up to the top through him hard work and perseverance, which is really worth admiring. (Anh ấy được cho là đã vươn tới đỉnh cao nhờ sự chăm chỉ và kiên trì của mình, điều này thực sự đáng ngưỡng mộ.)

Siêng năng kiên trì là gì?

Là một trong những đức tính tích cực của con người. Đức tính siêng năng kiên trì được thể hiện qua sự cần cù, chăm chỉ, làm việc hết mình, không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu, hoàn thành công việc dù có nhiều khó khăn, thử thách.

Vì sao cần phải rèn luyện sự kiên trì là gì? Ý nghĩa của siêng năng kiên trì là gì? 

Kiên trì là yếu tố quan trọng giúp bạn trở thành một người thành công trong công việc và cuộc sống. Bạn không cần phải là người thành công nhất, thông minh nhất,…nhưng nếu bạn kiên trì thì chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu của bản thân mình. Dưới đây là những lý do bạn nên rèn luyện tính kiên trì của bản thân.

Kiên trì giúp bạn trở thành một “chuyên gia”

Kiên trì giúp bạn trở thành một “chuyên gia” trong lĩnh vực nào đó
Kiên trì giúp bạn trở thành một “chuyên gia” trong lĩnh vực nào đó

Bạn có thể không giỏi khi làm điều gì đó trong lần đầu tiên nhưng chắc chắn bạn sẽ tiến bộ hơn trong những lần tiếp theo nếu không ngừng cố gắng, kiên trì. Sự kiên trì, nhẫn nại trong công việc sẽ giúp bạn trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực đó và bạn sẽ trở nên thông thạo kỹ năng công việc đó ở bất kỳ hoàn cảnh hay lĩnh vực nào.

Kiên trì giúp bạn nuôi dưỡng khát vọng

Những người có khát vọng cao luôn cố gắng, kiên trì thực hiện các mục tiêu đặt ra để thành công. Khi bạn không ngừng cố gắng thì điều đó với sự kiên trì thì bạn mới có thể thu được kết quả xứng đáng với những gì mình đã bỏ ra. Thành công chỉ đến với những người kiên trì và không ngừng cố gắng.

Kiên trì thúc đẩy sự cố gắng

Như giải thích ở trên, kiên trì có nghĩa là dù thất bại nhưng vẫn luôn cố gắng tiếp tục, không có ý nghĩ từ bỏ. Chính sự kiên trì sẽ thúc đẩy sự nỗ lực, cố gắng của bạn để tiến gần đến mục tiêu hơn. Nỗ lực, cố gắng là yếu tố tạo ra sự khác biệt của bạn.

Trở thành tấm gương tốt cho mọi người

Trở thành tấm gương tốt cho mọi người
Trở thành tấm gương tốt cho mọi người

Sự kiên trì của bạn cũng giúp bạn trở thành người truyền cảm hứng, tấm gương tốt cho đồng nghiệp, cấp dưới. Khi mọi người thấy bạn đạt mục tiêu với sự kiên trì, cố gắng thì họ sẽ học tập, bắt chước đức tính tốt đẹp này. Và đây chính là cách để tăng năng suất, hiệu quả tổng thể không chỉ của mỗi cá nhân mà còn của tập thể. Việc trở thành hình mẫu của những người xung quanh còn giúp bạn trở nên đáng tin cậy hơn.

Tích lũy nhiều kinh nghiệm

Có khá nhiều người dễ dàng bỏ cuộc sau 1-2 lần thất bại nhưng với người kiên trì họ biết cách vực dậy sau thất bại, học hỏi những sai lầm và tiếp tục cố gắng. Toàn bộ quá trình này sẽ giúp bạn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm. Những kinh nghiệm này không có ở trong sách vở, chỉ có khi làm việc, vấp ngã thì bạn mới có được. Mặt khác, kinh nghiệm đó còn là kết quả của sự kiên trì, cố gắng không ngừng.

Kiên trì giúp bạn phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của mình

Muốn thành công thì bạn cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu và sai lầm của bản thân. Điểm yếu chỉ được bộc lộ khi bạn phân tích những thất bại của mình, cố gắng tìm ra khuyết điểm để khắc phục. Khi chúng ta phát hiện, khắc phục điểm yếu, hạn chế của mình cũng là lúc chúng ta dần chạm tới sự thành công. Đó cũng là lý do tại sao sự kiên trì được coi là chìa khóa thành công.

Kiên trì giúp bạn phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của mình
Kiên trì giúp bạn phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của mình

Kiên trì dạy bạn giá trị của thành công

Sự kiên trì dạy chúng ta thành công là thứ không dễ dàng đạt được. Chỉ những ai liên tục cố gắng sẽ đạt được mục tiêu thì mới hiểu được giá trị của sự thành công. Nó sẽ cho bạn biết về mức độ làm việc chăm chỉ, sự cống hiến cần thiết làm nên điều gì đó, chuẩn bị cho bạn hành trang tốt nhất trong cuộc sống để đạt thành công.

Ý chí là gì? Biểu hiện, cách rèn luyện ý chí nghị lực

Thất bại là gì? Ý nghĩa câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Cách rèn luyện tính kiên trì để dẫn tới thành công

Xác định ước mơ, mục tiêu của bản thân

Điều đầu tiên để rèn luyện tính kiên trì để dẫn tới sự thành công đó là phải biết và xác định mục tiêu của bản thân. Chúng ta không thể đi xa nếu như không biết mình phải đi đâu. Mục tiêu, ước mơ chính là “kim chỉ nam” để bạn lên kế hoạch cụ thể từng bước. Bạn cần phải biết đích đến thì mới có thể giữ vững quyết tâm, bền bỉ theo đuổi.

Hãy đặt ra mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian nhất định. Việc đặt mục tiêu giúp bạn có định hướng rõ ràng, giúp bạn trau dồi, sắp xếp thời gian và nguồn lực để đạt được mục tiêu đó. 

Xác định ước mơ, mục tiêu của bản thân
Xác định ước mơ, mục tiêu của bản thân

Chấp nhận và lường trước sự thay đổi

Thay vì chống lại sự thay đổi thì bạn hãy học cách chấp nhận nó thì cuộc sống của bạn sẽ tốt đẹp hơn. Ngược lại, nếu chỉ tiếp thêm năng lượng tiêu cực sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản. Mặt khác, học cách nhanh nhẹn, thay đổi trong suy nghĩ và thể hiện sự kiên trì ngay cả khi bạn cảm thấy chán nản. Hãy đặt nhiều câu hỏi, tìm kiếm giải pháp thay vì chỉ tập trung vào vấn đề bạn đang đối mặt.

Sử dụng quyền lựa chọn để giải phóng bản thân

Một trong số ít những điều bạn có toàn quyền kiểm soát đó chính là sự chọn lựa của bản. Không ai có quyền lấy đi sự chọn lựa của bạn nên hãy sử dụng nó khi bạn muốn học cách kiên trì. Chính những sự chọn lựa của bạn sẽ đưa ra quyết định mà bạn phản ứng với thời điểm khó khăn.

Đừng sợ thất bại

Sự kiên trì đến từ sự thất bại và ngược lại. Không có thất bại thì bạn sẽ không thể hiểu kiên trì là như thế nào. Vì thế, bạn hãy xem thất bị là một bài học hơn là một bước lùi. Việc thay đổi thái độ với mọi vấn đề, khó khăn có thể tác động tới cuộc sống của bạn.

Không sợ thất bại
Không sợ thất bại

Đứng ngại yêu cầu sự giúp đỡ

Yêu cầu sự giúp đỡ không phải là sự yếu đuối. Người chọn trở thành người tìm kiếm giải pháp là người kiên trì, tự ý thức về bản thân và sẽ tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ, lời khuyên từ người khác. Người tìm kiếm cách giải quyết luôn coi trọng ý kiến của người khác vì họ biết người đó có trí tuệ hay năng lượng tích cực giúp họ vượt qua nghịch cảnh.

Tạo thói quen và lối sống kỷ luật

Việc rèn luyện bản thân, xây dựng lối sống kỷ luật giúp ta bám sát theo kế hoạch, định hướng bạn đã đặt ra. Một người kỷ luật bản thân tốt ít bị tác động từ yếu tố bên ngoài và sẽ không bao giờ đầu hàng hay bỏ cuộc dù gặp khó khăn, thử thách. Do đó, khi sống có kỷ luật thì bạn sẽ rèn luyện được tính kiên trì. Kỷ luật sẽ giữ bạn khi có ý định buông bỏ.

Tạo thói quen và lối sống kỷ luật của bản thân
Tạo thói quen và lối sống kỷ luật của bản thân

Trân trọng, yêu thương bản thân

Sẽ có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi và lúc này hãy dành thời gian cho bản thân nghỉ ngơi. Chỉ khi biết trân trọng, yêu thương bản thân thì mới có động lực để làm việc. Bạn không thể bỏ bê bản thân khi đang mệt mỏi, kiệt sức và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy chán nản, bỏ cuộc. Hãy lắng nghe bản thân để giúp bạn có động lực, kiên trì theo đuổi đam mê.

Tâm sinh tướng là gì? Có thật không? Cách cải thiện tướng mạo

Với các thông tin có trong bài viết “Kiên trì là gì? Cách rèn luyện tính kiên trì để dẫn tới thành công” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Kiên trì là một đức tính tốt giúp bạn thành công trong công việc và cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *