Hướng dẫn thi công lắp đặt barrier tự động

Barrier là thiết bị không thể thiếu tại các bãi đỗ xe chung cư, công ty, xí nghiệp hiện nay. Để hạn chế tối đa các sự cố trong quá trình sử dụng thì công đoạn lắp đặt barrier luân được chú trọng. Nếu như bạn chưa biết cách lắp đặt thanh chắn tự động đúng chuẩn thì hãy theo dõi nội dung thông tin dưới đây.

Công việc lắp đặt barrier tự động tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được nhất là những người mới và không phải là chuyên gia về barie. Lắp đặt barie đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác tuyệt đối để thiết bị vận hành ổn định cũng như đảm bảo an toàn của người điều hành và các phương tiện.

Hướng dẫn việc thi công và lắp đặt barrier tự động

Các bước lắp đặt thanh chắn đường barrier tự động

Trình tự lắp đặt barie gồm các bước sau:

Bước 1: Khảo sát vị trí lắp đặt

  • Trước khi thực hiện lắp đặt barrier tự động cần phải thực hiện khảo sát trực tiếp vị trí lắp đặt, địa hình là đường nhựa hay bê tông để có phương án phù hợp.
  • Xác định độ cao của thanh chắn để khi đóng mở không gặp vật cản nhất là ở các vị trí như tầng hầm, bãi đỗ xe có mái che
  • Xác định hướng đặt barie, đóng bên trái hay bên phải.

Bước 2: Chuẩn bị các trang thiết bị của thanh chắn barie

Để quá trình lắp đặt hệ thống barie tự động diễn ra nhanh chóng, hiệu quả thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết, bao gồm:

  • Tủ barrier
  • Thanh chắn
  • Các thiết bị phụ trợ như giá đỡ, điều khiển từ xa, vòng cảm biến nhận diện xe,…

Dù là các barrier mua mới hoặc cũ thì bạn cũng cần phải kiểm tra kỹ càng để đảm bảo đơn vị bán thanh chắn tự động cung cấp đầy đủ các phụ kiện cho bạn.

Bước 3: Làm đế móng

Làm đế móng là công việc quan trọng không hề thua kém công đoạn lắp đặt barie bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của thiết bị trong quá trình vận hành. Để tạo phần móng barrier, bạn nên đổ bằng bê tông có độ dày từ 30 – 50 cm.

Tiếp đó, hàn trước 4 bulong của thiết bị vào 1 bảng sắt, đặt xuống phía phần móng và đổ một lớp bê tông lên trên. Sau đó đợi 2 ngày để bê tông chết hẳn.

Bước 4: Lắp đặt barie và nối dây nguồn

Lắp đặt barier tự động

Khi phần đế barie đã chắc chắn, bạn dựng thanh chắn tự động vào đế móng, bắt 4 bulong ở phần đáy, nhớ đẩy phần đầu thừa của dây nguồn và dây vòng từ từ vào trong đáy tủ.

Tiếp theo, thực hiện đấu nối dây nguồn, cụ thể:

  • Đấu nối dây nguồn vào bảng main điều khiển, rồi cài đặt tần số cho điều khiển.
  • Lắp thanh chắn vào thân barrier cùng với thanh đỡ đầu cần
  • Điều chỉnh lò xo, nối dây nguồn, đèn LED, dây vòng từ,….
  • Lắp đặt các thiết bị đi kèm như cảm biến hồng ngoại, đầu lọc thẻ, điều khiển từ xa,…

Bước 5: Kiểm tra và vận hành thử nghiệm hệ thống barie tự động

Kiểm tra lại một lần nữa các vị trí, chi tiết lắp đặt hệ thống barer nhất là các chi tiết như dây điện nguồn, các vị trí cơ khí,…Sau đó, bạn vận hành thử barie. Cắm điện, chạy thử nghiệm để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru, kiểm tra thời gian nâng/hạ thanh chắn đã phù hợp hay chưa, có bị rung lắc hay không.

Có thể nói, đây là bước khá quan trọng nhưng lại ít được chú ý tới. Bước này sẽ giúp bạn kiểm tra, khắc phục các hạn chế của quá trình lắp đặt để khi sử dụng, thanh chắn barie vận hành tốt hơn.

Những nguyên nhân làm thanh chắn barrier bị lỗi

Lưu ý khi lắp đặt barie tự động

Lưu ý khi lắp đặt barie tự động

Trong quá trình lắp đặt barie tự động cần phải lưu ý một số điều quan trọng sau:

  • Vị trí lắp đặt cần phải khô ráo, ít bị ngập nước để đảm bảo độ bền và bảo vệ các vi mạch, linh kiện điện tử bên trong.
  • Đảm bảo nguồn điện cung cấp cho thiết bị là 220 – 230V, chọn loại dây dẫn điện tốt vì không gian sử dụng barie tự động thường là ngoài trời hoặc khu tầng hầm.
  • Khi lắp đặt cần phải ngắt toàn bộ hệ thống điện cung cấp cho trụ của barrier tự động để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.
  • Thiết bị sẽ phải nối thẳng xuống đất nhằm hạn chế các mối nguy hiểm khi sự cố rò rỉ điện. Nếu nối đất khi bị rò rỉ điện thì điện sẽ đi xuống đất và không gây hại cho mọi người.
  • Tuyệt đối không được thay đổi kết cấu của barie do thiết bị này đã được nghiên cứu, lắp ráp theo quy chuẩn nếu thay đổi bất kỳ linh kiện nào cũng sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và các sự cố trong quá trình sử dụng.
  • Ưu tiên sử dụng loại cáp điện 2.00mm để đảm bảo sự bền bỉ, ổn định.

Chỉ với vài bước là công việc lắp đặt barrier đã hoàn thành. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý khách hàng hãy comment phía dưới, nhân viên ruaxetudong.org sẽ tổng hợp và gửi tới bạn trong thời gian ngắn nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *