FE(OH)2 là hợp chất vô cơ, vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử và bạn sẽ được làm quen trong chương trình Hóa học 12. Vậy, FE(OH)2 màu gì? Tính chất hóa học và cách điều chế FE(OH)2 là gì? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung dưới đây của ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!
Nội dung bài viết
FE(OH)2 là gì? FE(OH)2 là oxit gì?
FE(OH)2 là công thức hóa học của hợp chất vô cơ sắt (II) hydroxide, được tạo ra khi các muối sắt (II) như sắt (II) sunfat, hóa hợp với các ion hydroxide. Sắt (II) hydroxide là chất rắn màu trắng, có công thức phân tử Fe(OH)2, phân tử khối 90g/mol.

FE(OH)2 màu gì? FE(OH)2 có kết tủa không?
Kết tủa FE(OH)2 có màu gì? FE(OH)2 có màu gì? FE(OH)2 kết tủa màu gì?…là câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều trong thời gian qua. Theo đó, Fe(OH)2 là chất có màu trắng xanh, dễ bị oxi hóa và chuyển sang màu nâu đỏ khi có mặt của không khí.
FE(OH)2 là chất kết tủa khi cho muối sắt tác dụng với dung dịch kiềm. Fe OH 2 có kết tủa màu gì? Khi kết tủa, sắt (II) hydroxide có màu trắng xanh.

Ví dụ: NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 ↓+ NaCl
Tính chất hóa học của sắt (II) hydroxide
FE(OH)2 có những tính chất hóa học sau:
Bị nhiệt phân hủy
Nung Fe(OH)2 trong điều kiện không có không khí: Fe(OH)2 → FeO +H2O
Nung Fe(OH)2 trong không khí: 2Fe(OH)2 + 1/2O2 → Fe2O3 + 2H2O
Tác dụng với axit
Với axit không có tính oxi hóa như HCl, H2SO4
Phương trình: Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
Tính khử
Fe(OH)2 tác dụng với axit HNO3, H2SO4đặc
3Fe(OH)2 + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O
2Fe(OH)2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2+ 4H2O
Bên cạnh đó, Fe(OH) còn tác dụng với các chất oxi hóa khác, phương trình như sau: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm – Quy trình, sơ đồ phản ứng
Cách điều chế Fe(OH)2 có thể bạn chưa biết
Để điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm, người ta sẽ đun sôi dung dịch NaOH sau đó thêm dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH. Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH đó là đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe (III).

Lúc đầu kết tủa sẽ xuất hiện màu trắng xanh và khi để lâu thì bạn sẽ thấy kết tủa màu vàng rồi chuyển sang màu nâu Fe(OH)3. Hiện tượng này được giải thích như sau:
Muối sắt (II) phản ứng với NaOH tạo ra kết tủa trắng xanh Fe(OH)2. Sau một thời gian Fe(OH)2 bị oxi hóa thành Fe(OH)3. Kết tủa màu vàng là hỗn hợp Fe(OH)2 và Fe(OH)3, sau đó chuyển hẳn sang màu nâu Fe(OH)3 khi đã oxi hóa hết Fe(OH)2.
Phương trình hóa học như sau:
FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 ↓ trắng xanh + NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)2↓ đỏ nâu
Từ những thông tin cập nhật ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi FE(OH)2 màu gì cũng như tính chất hóa học, cách điều chế sắt (II) hydroxide. Truy cập ruaxetudong.org để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác về hóa học.