Điểm mạnh điểm yếu là một trong những câu hỏi đơn giản nhưng lại khiến không ít người lúng túng. Thông qua câu hỏi này bạn sẽ có cơ hội chứng minh năng lực của mình, cũng như nhận thức được những ưu nhược điểm của bản thân để tiến xa hơn trong tương lai. Vậy làm sao để tìm điểm yếu, điểm mạnh của bản thân? Hãy cùng ruaxetudong tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Điểm mạnh của bản thân là gì?
Điểm mạnh trong tiếng Anh là Strengths, là tất cả những điểm nổi trội, điểm tốt, sở trường, thế mạnh của bạn về mặt trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm. Những điểm này sẽ giúp bạn giúp bạn có được ấn tượng tốt trong mắt người khác, đặc biệt là những nhà tuyển dụng.

Điểm mạnh giúp bạn nổi trội, giúp người khác có thể nhớ đến bạn đầu tiên khi ai đó đề cập đến bạn. Thông qua việc đưa ra những điểm mạnh của bản thân, nhà tuyển dụng sẽ có những đánh giá xem bạn có phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển hay không.
Mỗi người sẽ có những điểm mạnh khác nhau tùy theo từng lĩnh vực cụ thể, nhưng về cơ bản bao gồm:
- Sự kiên nhẫn, có tính thích nghi tốt với môi trường làm việc.
- Sự sáng tạo, nhiệt tình, hay giúp đỡ người khác
- Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng như word, excel…
- Giỏi một hoặc nhiều ngoại ngữ (Anh, Hàn, Trung, Nhật,..).
- Có các kỹ năng mềm tốt, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp.
- Có kỹ năng quản lý công việc, thời gian.
- Kỹ năng lập kế hoạch làm việc cụ thể, rõ ràng.
- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, tuân thủ nội quy.
- Khả năng giải quyết vấn đề tốt, nhạy bén, linh hoạt.
Điểm yếu là gì?
Điểm yếu trong tiếng Anh là Weakness, là những điểm chưa tốt, còn thiếu sót, những khía cạnh, năng lực của bản thân còn gặp nhiều khó khăn, chưa khắc phục được. Điểm yếu này có thể là về mặt kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn, kỹ năng hay trong tính cách.
Những điểm yếu đó không phải là điều xấu và có thể thay đổi được. Nếu bạn không dám đối mặt với điểm yếu của bản thân và khắc phục nó, thì đây sẽ là nhược điểm chí mạng khiến bạn khó có thể đạt được các thành tựu lớn.

Tất nhiên là con người ai cũng có những điểm yếu của riêng mình, chẳng hạn như: ngại giao tiếp, tính hiếu thắng, nhút nhát, thiếu trình độ chuyên môn, bảo thủ,…
Tại sao cần phải tìm điểm mạnh và điểm yếu của bản thân?
Tìm điểm mạnh điểm yếu của bản thân có quan trọng không? Câu trả lời tương đối đơn giản, khi biết được điểm mạnh yếu của mình bạn sẽ hiểu rõ bản thân hơn rất nhiều.
Hiểu được điểm mạnh sẽ giúp bạn luôn dẫn đầu trong nhiều vấn đề. Ví dụ, bạn đang xem xét các lựa chọn nghề nghiệp cho mình, bạn có thể thu hẹp phạm vi lựa chọn dựa trên những thứ bạn đã giỏi. Điều này giúp cho bạn phát triển hơn trong công việc, cho phép bạn đặt mục tiêu cao hơn, đạt được nhiều thành tựu hơn.

Còn đối với điểm yếu, khi bạn đã nắm rõ những điều đang kìm hãm; bạn có thể tìm cách để điều đó không kéo bạn tụt lại phía sau. Bạn có thể biết được bản thân đang thiếu gì, chưa làm tốt điều nào? Để từ đó vạch ra cho mình những lộ trình cải thiện, phát triển bản thân một cách toàn diện.
Cách xác định điểm mạnh yếu của bản thân chuẩn nhất
Để có thể xác định điểm yếu, điểm mạnh của bản thân thì cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số cách xác định để bạn có thể nâng cao nhận thức về điểm mạnh yếu của mình.
Xác định điểm mạnh, điểm yếu bản thân theo ngữ cảnh
Bạn có thể lập một bảng có 2 cột liệt kê điểm mạnh và điểm yếu của mình trong một ngữ cảnh cụ thể làm chuẩn. Chúng phụ thuộc vào sự kết hợp của các mục tiêu, giá trị, sở thích, các yếu tố bất ngờ. Có thể trong một tình huống, tố chất nào đó của bạn là điểm mạnh, nhưng ở ngữ cảnh khác lại là điểm yếu. Do vậy, để mục tiêu phát huy điểm mạnh, hoàn thiện dần điểm yếu của bạn trở nên rõ ràng, bạn nên bắt đầu xem xét các điểm này chính trong cuộc sống của bạn.

Cho dù bạn chọn xác định theo ngữ cảnh nào thì cũng có thể thực hiện theo các gợi ý sau:
- Xác định kiến thức, kỹ năng của mình có những điểm mạnh yếu nào, cách áp dụng nào sẽ mang lại kết quả mong muốn và những thay đổi nào có thể thực hiện được.
- Xem lại những điểm mạnh/yếu quan trọng mà bạn có, đánh giá các mức độ xem bạn đã phù hợp với những gì được yêu cầu ở ngữ cảnh cụ thể đó hay chưa.
- Hãy luôn tự hỏi bản thân, “Điều gì tôi ít hứng thú nhất?”và “Tôi thích điều gì nhất?” sẽ giúp bạn dễ dàng tìm và phát huy được điểm mạnh của bản thân.
Cá tính là gì? Những đặc điểm của người có cá tính
Kiên trì là gì? Cách rèn luyện tính kiên trì để dẫn tới thành công
Sử dụng công cụ để tự đánh giá
Sử dụng công cụ để tự đánh giá điểm yếu, mạnh của bản thân cũng là một cách khá hiệu quả. Trong đó, công cụ tương đối uy tín, phổ biến đó là Value in Action – VIA.
Trong công cụ này có các bài test được các nhà nghiên cứu, nhà tâm lý học xác định là những năng lực tích cực, giống với các đặc điểm về sự cảm nhận, cách hành xử có lợi cho bản thân và người khác.

Ngoài ra, một công cụ tự đánh giá khác là Herrmann Brain Dominance Instrument (HBDI). Đây là công cụ hữu ích giúp bạn có thể nhận ra được phong cách tư duy yêu thích của mình.
Cụ thể nó giúp chúng ta có thể phân loại suy nghĩ của mình làm 4 phần: phân tích, quan hệ, thử nghiệm và thực tế. Công cụ này giúp chúng ta nâng cao nhận thức, tăng cao về khả năng giải quyết, suy nghĩ các tình huống và mối quan hệ khác nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế dù sử dụng bất cứ công cụ nào cũng không thể có độ chính xác 100%. Do vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng, đừng quá phụ thuộc nhiều vào nó.
Tham khảo ý kiến từ bên ngoài
Khi chúng ta được yêu cầu nói về điểm mạnh, yếu của bạn bè thì đó là nhiệm vụ tương đối dễ. Nhưng khi được yêu cầu điều này cho chính mình thì có thể danh sách điểm yếu sẽ nhiều hơn điểm mạnh. Điều này đơn giản bởi vì chúng ta là những người phê bình gay gắt nhất của chính mình.

Tương tự, Dunning-Kruger là hiệu ứng xảy ra khá phổ biến, khiến bạn nghĩ rằng bạn giỏi hơn so với thực tế. Chính vì vậy, việc tham khảo ý kiến từ một người thứ 3 sẽ giúp bạn có thể tự đánh giá bản thân tốt hơn.
Bạn có thể chọn cho mình một vài người quen, có thể tin tưởng, tiếp xúc trong cuộc sống, qua đó đánh giá giúp bạn đâu là điểm yếu, mạnh của bạn. Chúng ta biết rằng mỗi người sẽ có những thành kiến, ý thức, vô thức khác nhau. Cho nên một điểm yếu mà họ có thể nhìn thấy ở bạn có thể không là điểm yếu trong mắt người khác.
Do đó, bạn nên xem xét từ nhiều ý kiến của mọi người để đưa ra kết quả phù hợp. Tuy nhiên, cũng nên nhìn nhận vấn đề theo lập trường riêng của mình, tránh bị lung lay bởi quá nhiều ý kiến.
Tự kiểm tra, đánh giá bản thân
Tự kiểm tra, đánh giá bản thân cũng là một cách hữu hiệu để bạn có thể nhìn nhận bản thân mình trực diện nhất. Vì chỉ có bạn mới hiểu rõ được chính mình, hiểu được quá trình bản thân đã phát triển ra sao.

Hãy tự đặt mình vào các tình huống cụ thể, để kiểm tra các kỹ năng, kiến thức của mình, sẽ giúp bạn giải quyết các điểm yếu đó. Thực hiện cách tiếp cận này sẽ giúp bạn bắt đầu có những trải nghiệm và nhận được những thay đổi mà bạn mong muốn.
Ngoài ra, hãy chọn thời điểm, phương thức tự đánh giá một cách khôn ngoan nhất. Bạn không cần phải làm chúng tất cả cùng một lúc, có thể thực hiện xen kẽ để công việc cá nhân phát triển hiệu quả nhất. Hãy cho bản thân thời gian để điều chỉnh, xem xét các thay đổi mà bạn có thể cân nhắc thực hiện. Thực hiện mọi việc từng chút một sẽ giúp bạn giải quyết hiệu quả những thay đổi đó.
Cách trình bày điểm mạnh điểm yếu trong CV
Trước khi đi đến được vòng phỏng vấn thì CV chính là bộ mặt của bạn, thể hiện khả năng của bạn trước nhà tuyển dụng. Một CV có thể gây được ấn tượng đó là có những điểm nổi bật, có sự sáng tạo so với những phần còn lại. Thế nhưng, CV của bạn vẫn phải đảm bảo các yếu tố chuyên môn; thể hiện được khả năng làm việc của bạn.
Điểm mạnh trong CV khi trình bày bạn cần phải nêu cụ thể; vì nhà tuyển dụng dựa vào đó sẽ biết bạn là ai, có phù hợp với vị trí công việc hay không. Việc trình bày điểm mạnh bản thân cần có sự hỗ trợ, làm nổi bật lẫn nhau, như vậy mới tạo được sự thu hút, ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
Khi các điểm mạnh của bản thân được nhà tuyển dụng để mắt đến thì việc bạn tham gia vào vòng phỏng vấn là điều chắc chắn. Dù cho bạn có ứng tuyển ở bất cứ thị trường việc làm nào thì phía nhà doanh nghiệp, tuyển dụng cũng rất quan tâm đến điều này.
Khi ý thức được điểm mạnh, điểm yếu và không ngừng trau dồi chúng, sẽ giúp bạn hoàn thiện, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Từ đó, tìm được cho mình những công việc phù hợp, tạo nền tảng phát triển trong tương lai. Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm được những thông tin về điểm mạnh điểm yếu là gì và cách xác định chúng. Chúc bạn thành công!