Mỗi người đều sẽ có nhiều loại cảm xúc khác nhau, có thể là tích cực hoặc tiêu cực, tác động tới cuộc sống và công việc. Để biết cảm xúc là gì, các loại cảm xúc của con người thì quý bạn đọc hãy tham khảo những nội dung thông tin chi tiết dưới đây của ruaxetudong.org
Nội dung bài viết
Cảm xúc là gì trong tâm lý học?
Cảm xúc là những phản ứng, rung động của con người dưới sự tác động của yếu tố ngoại cảnh. Cảm xúc bao gồm những sự thay đổi đột ngột của cảm giác bên trong dẫn tới các phản ứng hành vi cá nhân trong khoảng thời gian ngắn. Nói cách khác, cảm xúc là các trải nghiệm tích cực hoặc tiêu cực, làm thay đổi sinh lý, hành vi của con người.

Cảm xúc xuất hiện có tính chất phản xạ, là sự phản ánh của thế giới hiện thực tác động tới con người. Khác với quá trình nhận thức, cảm xúc chỉ phản ánh những mặt của hiện thực được thể hiện nổi bật như quá trình thực tế tác động lẫn nhau giữa con người với môi trường khi các nhu cầu của họ được thỏa mãn.
Trong cuốn “Khám phá tâm lý học” của Don Hockenbury và Sandra E. Hockenbury, cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp gồm 3 thành phần riêng biệt đó là trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi hoặc biểu cảm.
Ngoài việc giải thích khái niệm cảm xúc là gì, các nhà nghiên cứu cũng đã phân loại cảm xúc thành nhiều loại khác nhau.
- Năm 1972: Nhà tâm lý học Paul Eckman cho rằng, cảm xúc có 6 loại cơ bản đó là giận giữ, sợ hãi, hạnh phúc, ghê tởm, bất ngờ, buồn bã.
- Năm 1999: Ông cũng là người mở rộng và thêm vào danh sách này các loại cảm xúc như phấn khích, bối rối, xấu hổ, hài lòng, tự hào, vui chơi, khinh miệt.
Quản lý cảm xúc là gì?
Quản lý cảm xúc còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như xử lý cảm xúc, kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc,…giúp cho bạn làm chủ được cảm xúc cá nhân trong mọi tình huống. Vậy nên, khi rơi vào bất kỳ hoàn cảnh nào dù là tồi tệ nhất thì bạn cũng có thể bình tĩnh, xử lý tốt mọi việc.
Quản lý cảm xúc không nhất thiết là bạn phải loại bỏ hoàn toàn hoặc khống chế, kìm hãm cảm xúc. Quản lý cảm xúc ở đây là việc bản hiểu cảm xúc của mình trong bất kỳ tình huống, thể hiện cảm xúc đó như thế nào để phù hợp.
Đặc điểm của cảm xúc là gì?
Cảm xúc có những đặc điểm sau:
Cảm xúc mang tính nhất thời: Như bạn đã biết, đặc trưng cơ bản của cảm xúc đó là diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, chỉ xuất hiện khi có các tác nhân bên ngoài tác động vào và từ từ biến mất khi tác nhân đó qua đi.

Cảm xúc là một loại phản xạ: Nếu không được rèn luyện cách quản lý cảm xúc thì đó được xem là một loại phản xạ có điều kiện. Khi con người bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, cảm xúc sẽ thay đổi đôi khi là ngoài tầm kiểm soát.
Cảm xúc biểu thị suy nghĩ: Cảm xúc là tấm gương phản chiếu chính xác con người, từ nội tâm cho đến suy nghĩ tại thời điểm đó. Cảm xúc được biểu thị qua cử chỉ, thái độ, hành vi. Vì thế, bạn dễ dàng quan sát sự thay đổi về cảm xúc của mỗi người.
Cảm xúc của mỗi người là khác nhau: Mỗi người sẽ có cách phản xạ khác nhau với cùng một sự việc. Không ai có thể định nghĩ chính xác khái niệm cảm xúc là gì cũng chẳng ai có thể đo được mức độ cảm xúc của con người.
Cảm xúc có 2 mặt tích cực và tiêu cực: Cách chúng ta biểu lộ cảm xúc chính là cách chúng ta phản ứng với các tác động từ bên ngoài. Cảm xúc sẽ điều hướng hành động.
Nguồn gốc cảm xúc của con người là gì?
Cảm xúc của con người được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau, mỗi người sẽ có cách cảm nhận và thể hiện cảm xúc, không ai giống ai. Cảm xúc được hình thành bởi các yếu tố như:
-
- Nhận thức: Bộ não sẽ tiếp nhận thông tin từ bên ngoài để tiến hành phân tích, đánh giá.
- Đánh giá: Khi đã có đầy đủ thông tin về vấn đề nào đó, bộ não sẽ tiến hành đánh giá, xử lý thông tin để đưa ra phản ứng phù hợp.
- Triệu chứng cơ thể: Cơ thể sẽ có những biểu hiện cả ở bên trong lẫn bên ngoài và được gọi là biểu hiện của cảm xúc. Biểu hiện này chỉ có chủ thể mới cảm nhận được.
- Xu hướng hành động: Khi đã xuất hiện các biểu hiện đầu tiên, con người bắt đầu đưa ra những xu hướng hành động phản ứng lại với các tác nhân.
- Biểu hiện bên ngoài: Cuối cùng, cảm xúc sẽ được hiểu hiện ra bên ngoài thông qua giọng nói, cử chỉ, thái độ, hành vi,…
8 loại cảm xúc cơ bản của con người
Buồn bã
Buồn bã được xem là loại cảm xúc nhất thời, đặc trưng là cảm giác đau buồn, thất vọng, chán nản, tuyệt vọng, bi quan, mất dần sự hứng thú với cuộc sống ở thời điểm hiện tại. Ai trong mỗi chúng ta cũng đều trải qua giai đoạn cảm xúc buồn bã vì điều gì đó.

Tùy vào sự kiện tác động mà cảm xúc buồn bã có thể diễn ra trong thời gian ngắn hay kéo dài dai dẳng. Nỗi buồn được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau như thờ ơ, vô tâm, im lặng, trầm lắng, chán nản, tự cô lập bản thân,…Sự buồn bã có thể khiến con người tự tách biệt với xã hội, mọi người xung quanh, suy nghĩ tiêu cực và có hành vi làm hại bản thân.
Ngạc nhiên
Cảm xúc ngạc nhiên có thể mang tính chất tiêu cực hoặc tích cực, trung lập dựa theo sự việc xảy ra. Cảm xúc ngạc nhiên chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn với các biểu hiện đặc trưng như giật mình, mở to mắt, nhướng mày,…
Cảm xúc ngạc nhiên có thể tác động trực tiếp đến hành vi con người. Kết quả của một nghiên cứu chỉ ra rằng, mọi người đều có xu hướng quan tâm đến sự kiện, tình huống bất ngờ xảy ra. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao sự bất ngờ luôn có xu hướng nổi trội, nhận được sự chú ý từ cộng đồng.

Hạnh phúc
Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc mà bất kỳ ai cũng mong muốn tìm kiếm chúng và đạt được nó. Đây là trạng thái cảm xúc mang tính tích cực, giúp cho con người cảm thấy thỏa mái, dễ chịu. Biểu hiện đặc trưng đó là cảm giác mãn nguyện, thỏa mãn, hài lòng, phấn khích.

Khinh bỉ
Khinh bỉ là loại cảm xúc không được đánh giá cao, thể hiện sự khinh thường, chê bai, miệt thị người khác một cách tiêu cực. Biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất đó là mím môi, nhếch một bên mép, liếc mắt.
Khinh bỉ là cảm xúc tiêu cực nên bạn không thể cứ mãi duy trì cảm xúc này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, gây ra những hậu quả tồi tệ xung quanh các mối quan hệ cần có sự tôn trọng. Vì thế, bản thân mỗi người cần phải biết cách điều chỉnh, loại bỏ cảm xúc tiêu cực.

Ghê tởm
Biểu hiện của cảm xúc ghê tởm đó là nhăn mũi, cong môi,…Cảm xúc ghê tởm có thể xuất hiện trong nhiều tình huống, các yếu tố như mùi vị, hình ảnh, cảnh tượng nào đó khiến cho con người cảm thấy ghê sợ. Một số người có thể trải qua cảm xúc ghê tởm khi họ chứng kiến người khác thực hiện hành vi vô đạo đức khiến họ cảm thấy xấu xa, khó chịu.

Sợ hãi
Sợ hãi là loại cảm xúc giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới sự sống của con người. Khi đối mặt với tình huống đe dọa, nguy hiểm bạn sẽ cảm thấy sợ hãi. Lúc này, nhịp tim và nhịp thở bắt đầu tăng, tâm trí đề phòng và cảnh giác xuất hiện nhiều hơn, thúc đẩy việc bạn chạy ra để thoát khỏi nguy hiểm.
Cảm xúc sợ hãi được thể hiện qua các đặc điểm như mắt mở to, cằm thu lại, tim đập nhanh, thở gấp,…Sự sợ hãi thường xuất hiện với mối đe dọa tức thì, chúng có thể được dự đoán hoặc thậm chí là khi chúng ta suy nghĩ về những thứ nguy hiểm của các tình huống. Khi bạn tiếp xúc liên tục với tình huống sợ hãi thì dần dần sẽ trở nên quan thuộc và cảm xúc sợ hãi cũng dần thuyên giảm.

Giận giữ
Giận giữ xuất hiện với đặc trưng là trạng thái kích động, thù địch, phản kháng, thất vọng đối với một tình huống, đối tượng nào đó. Nó tương tự như cảm giác sợ hãi, giận dữ. Sự giận giữ được biểu hiện qua các đặc trưng như sự cau có trên gương mặt như trừng mắt, nói chuyện cọc cằn, thô bạo, la hét,…
Cảm xúc giận giữ mang tính chất tiêu cực, nếu như mất kiểm soát thì có thể biến thành hành vi bạo lực, gây hấn, lạm dụng. Hậu quả của cảm xúc giận giữ rất lớn cả thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời, nó cũng làm trở các quyết định lý trí, mọi dự định của bạn đều bị ngưng trệ.

Đau khổ
Đau khổ được xem là một trong những dạng cảm xúc cơ bản với sự biểu hiện cao nhất đó là trạng thái buồn bã. Thực tế, có không ít người chìm đắm trong sự đau khổ với những tuyệt vọng, chán chường, bi lụy. Cảm xúc đau khổ sẽ xuất hiện khi bạn đối mặt và gánh chịu cú sống lớn về tinh thần sẽ bắt đầu hình thành và biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng.
Thao túng tâm lý là gì? 9 cách thao túng tâm lý người khác
Nội tâm là gì? Cách nhận biết, biểu hiện của người sống nội tâm

Cách kiểm soát cảm xúc của bản thân
Để kiểm soát cảm xúc của bản thân, bạn cần:
Quan sát cảm xúc
Trước hết, bạn cần phải quan sát các cảm xúc, trải nghiệm của bản thân mình để biết cách quản lý, kiểm soát cảm xúc của bản thân. Bạn cần phải học cách hiểu, cảm nhận những gì mình trải qua. Khi đối diện với tình huống nào bạn cũng cần phải phân tích những gì ta cảm nhận được. Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc cân bằng cảm xúc của bản thân.
Dán nhãn cảm xúc
Hãy học cách thừa nhận những gì bạn đang phải trải qua ở thời điểm điểm đó. Bạn có thực sự lo lắng, thất vọng, đau buồn không? Khi bạn xuất hiện những cảm xúc khác nhau thì hãy lập tức dán nhãn cho từng cảm xúc. Điều này giúp bạn cẩn trọng hơn về cảm xúc đang tổn tại, nhận biết rõ những ảnh hưởng đối với quyết định, sự lựa chọn của bản với công việc, đời sống hàng ngày.
Chuyển hướng suy nghĩ
Cảm xúc là yếu tố làm ảnh hưởng tới cách bạn nhìn nhận, đánh giá sự kiện xung quanh. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, bất an vào thời điểm nhận được tin nhắn hẹn gặp của cấp trên thì ngay lập tức bản thân bạn sẽ có cảm giác bản thân đã sai phạm gì đó. Nhưng khi bạn đang vui vẻ, hào hứng thì việc được cấp trên triệu tập sẽ làm bạn liên tưởng tới việc thăng chức, khen thưởng,…Vậy nên, hãy điều chỉnh và chuyển hướng suy nghĩ của bản thân theo hướng suy nghĩ của bạn để có cái nhìn thực tế hơn.
Học cách xoa dịu cảm xúc
Khi bản thân đang rơi vào trạng thái cảm xúc tồi tệ thì rất có khả năng sẽ thực hiện các hành vi, hoạt động khiến bản thân chìm sâu vào tâm trạng đó. Việc cô lập bản thân, né tránh mọi người xung quanh hoặc liên tục phàn nàn về vấn đề gì đó sẽ càng khiến cho bạn rơi vào bế tắc.
Để nhanh chóng thoát khỏi cảm xúc đó thì bạn cần phải có những hành động tích cực. Hãy nghĩ về những điều làm cho bạn vui vẻ, hạnh phúc – nó sẽ làm cho bạn thỏa mái, dễ chịu hơn. Chẳng hạn như gặp mặt bạn bè, người thân, nghe nhạc,…

Với các thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu cảm xúc là gì, cách kiểm soát cảm xúc của bản thân. Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp ích với bạn rất nhiều đó!