Từ loại là gì? Các loại từ loại trong Tiếng Việt? Ví dụ

Từ loại là gì? Đây là một trong những chương trình học quan trọng được đề cập tới trong môn Tiếng việt ở cấp tiểu học và Ngữ văn THCS. Để hiểu rõ hơn về các từ loại, quý bạn đọc đừng bỏ lỡ các nội dung thông tin chi tiết có trong thông tin dưới đây của ruaxetudong.org!

Từ loại là gì? Từ loại tiếng việt

Từ loại là gì?
Từ loại là gì?

Từ loại là những từ giống nhau về ngữ pháp hay đặc điểm và biểu đạt ý nghĩa một cách khái quát. Từ loại trong tiếng việt được chia thành nhiều loại khác nhau. Những từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát sẽ được phân thành một nhóm.

Các loại từ loại trong tiếng việt

Trong tiếng việt, có các từ loại điển hình là:

Danh từ

Danh từ là từ loại dùng để nói về các sự vật, hiện tượng; có thể dùng để gọi tên con người hay sự vật hiện tượng, một đơn vị, khái niệm. Trong câu, danh từ thường đứng ở đầu câu và làm chủ ngữ.

Ví dụ:

  • Danh từ dùng để chỉ hiện tượng: sấm, chớp, nắng, mưa, bão,…
  • Danh từ sử dụng trong câu chỉ sự vật: bát, đĩa, xe, bàn, giường,…
  • Từ dùng để chỉ khái niệm: tư tưởng, con người,…
  • Dùng để chỉ các loại đơn vị: tấn, tạ, met, kilomet,…

Danh từ chia làm 2 loại là:

  • Danh từ riêng: Dùng để chỉ tên riêng của con người, địa phương hay sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Thanh Trì, Ý Yên, Hoa, Lan,…
  • Danh từ chung: Dùng để gọi tên chung cho các sự vật, hiện tượng được nói đến.

Danh từ là gì? Phân loại các loại danh từ trong tiếng Việt

Động từ

Động từ là gì?
Động từ là gì?

Là những từ chỉ hành động, trạng thái của con người, sự vật. Trong câu, động từ thường đảm nhận vai trò là vị ngữ. Động từ cũng được chia làm 2 loại là nội động từ và ngoại động từ.

Ví dụ: bơi, chạy, nhảy, vui, giận,…

Động từ là gì? Phân loại động từ? Các ví dụ về động từ

Tính từ

Tính từ là từ dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, trạng thái, hoạt động,…Thông qua tính từ, người đọc có thể hình dung ra đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của đối tượng đang được nói đến.

Tính từ được chia làm 3 loại gồm:

  • Tính từ chỉ đặc điểm
  • Tính từ chỉ tính chất
  • Tính từ chỉ trạng thái

Tính từ thường được kết hợp với động từ, danh từ để bổ sung ý nghĩa về mặt tính chất, đặc điểm và mức độ trong câu. Tính từ có thể làm vị ngữ hoặc chủ ngữ, bổ ngữ trong câu.

Ví dụ: Cao, thấp, rộng, hẹp, xanh, tốt, xấu, ngoan, hư, hiệu quả,…

Tính từ là gì? Cách sử dụng tính từ trong tiếng Việt lớp 4

Đại từ

Đại từ là gì?
Đại từ là gì?

Đại từ là từ được sử dụng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,…được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. Đại từ có thể đảm nhiệm vai trò là chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ,…

Đại từ sẽ được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Đại từ xưng hô được sử dụng để xưng hô giữa người với người. Ví dụ như tôi, họ, chúng mình,…
  • Đại từ thay thế được sử dụng trong câu để thay thế sự vật, hiện tượng được nói đến; không muốn lặp lại trong một số câu phía sau.
  • Đại từ chỉ lượng là những từ dùng để chỉ số lượng của sự vật. Ví dụ như bao nhiêu, bấy nhiêu, nhiêu đó,…
  • Đại từ nghi vấn xuất hiện trong câu hỏi và dùng để hỏi. Ví dụ: ai, gì, sao, nào,…
  • Đại từ phiếm là những từ sử dụng để chỉ những thứ không xác định. Ví dụ: Cô ta làm gì cũng thế.

Thán từ

Thán từ là từ loại dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói hoặc để gọi đáp. Thán từ xuất hiện nhiều nhất trong câu cảm thán. Dấu hiệu nhận biết câu cảm thán đó là có dấu chấm than phía cuối câu.

Ví dụ: Than ôi! Thời oanh liệt còn đâu? => Thán từ sử dụng trong câu trên là “than ôi”, được đặt ở đầu câu, tách ra một câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc than ôi về thời xưa nay đã không còn huy hoàng.

Trợ từ

Trợ từ là những từ thường đi kèm với các từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị một trạng thái của sự vật, hiện tượng được nói hoặc viết.Trợ từ được sử dụng để bổ nghĩa cho câu, làm cho câu văn, đoạn văn thêm sinh động.

Có 2 loại trợ từ trong tiếng Việt đó là:

  • Trợ từ dùng để nhấn mạnh: Loại từ nay được sử dụng với mục đích nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó; bao gồm những từ như: cái, những, thì, mà, là,…
  • Trợ từ nhằm biểu thị đánh giá về sự việc, sự vật; gồm các từ như ngay, đích thị, chính,…

Phó từ

Phó từ gồm các từ ngữ đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ nhằm mục đích bổ sung ý nghĩa cho các trạng từ, động từ, tính từ trong câu. Phó từ thường đi kèm với động từ và tính từ với vai trò bổ sung ý nghĩa cho các từ loại này về nhiều phương diện khác nhau. Cụ thể:

  • Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian gồm các từ: đang, sẽ, sắp, đương,…
  • Bổ sung ý nghĩa về ý nghĩa tiếp diễn hoặc tương tự, gồm các từ: vẫn, cũng
  • Bổ sung ý nghĩa về mức độ gồm các từ quá, rất, lắm,…
  • Bổ sung ý nghĩa về mặt phủ định gồm các từ chưa, chẳng, không,…
  • Bổ sung ý nghĩa về mặt cầu khiến gồm các từ đừng, thôi, chớ,…

Trạng ngữ

Trạng ngữ là gì?
Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là từ loại dùng để cung cấp thêm nhiều thông tin cho câu. Thông tin đó có nhiều loại như về thời gian, địa điểm,….Trạng từ thường đi theo sau các động từ, tính từ bổ nghĩa cho danh từ, động từ.

  • Trạng từ chỉ thời gian như: tối, sáng, đêm
  • Trạng từ chỉ cách thức: nhanh, chậm
  • Trạng từ chỉ nơi chốn: chỗ này, chỗ kia,…

Trạng ngữ là gì? Các loại trạng ngữ và cho ví dụ

Số từ và chỉ từ

Số từ là từ loại được sử dụng để chỉ thứ tự và số lượng ví dụ như một, hai, ba, bốn, năm, sáu,….

Chỉ từ là những từ được dùng để chỉ sự vật, hiện tượng được xác định trong một khoảng không gian cụ thể. Chỉ từ thường làm phụ ngữ cho danh từ và đôi khi có thể làm chủ ngữ đứng đầu câu. Ví dụ như ấy, này, đấy,…

Quan hệ từ

 Quan hệ từ thường được sử dụng để thể hiện ý nghĩa và mối quan hệ của các bộ phận hay sự vật, hiện tượng trong câu. Quan hệ từ dùng để nối các câu, cụm từ và thường đi cặp với nhau để tạo thành các cặp quan hệ từ.

  • Quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả: Vì…nên…; nhớ….mà; do vậy…nên…
  • Quan hệ từ chỉ điều kiện – kết quả: giá…mà..; nếu…thì,…
  • Quan hệ từ tương phản: tuy…nhưng….; mặc dù….nhưng…
  • Quan hệ từ sử dụng chỉ sự tăng tiến: không những….mà còn; bao nhiêu…bấy nhiêu…

Hy vọng rằng, các thông tin có trong bài viết “Từ loại là gì? Các loại từ loại trong Tiếng Việt? Ví dụ” sẽ giúp ích với bạn. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, cách nhận biết các từ loại quý bạn đọc hãy truy cập website ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *