Đỉnh Bàn Cờ – Tọa độ ngắm Đà Nẵng từ trên cao

Đỉnh Bàn Cờ là điểm đến yêu thích của nhiều người khi đến Đà Nẵng. Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tựa như chốn “bồng lai tiên cảnh” cùng với những truyền thuyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Cùng khám phá những nội dung thông tin dưới đây để hiểu thêm về địa điểm du lịch nổi tiếng này nhé!

Đỉnh Bàn Cờ ở đâu? Đỉnh Bàn Cờ cao bao nhiêu?

Đỉnh Bàn Cờ tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng, thuộc phường Thọ Quang quận Sơn Trà, cách trung tâm thành phố về phía Tây khoảng 9km. Đỉnh Bàn Cờ được ví là nóc nhà của bán đảo Sơn Trà là vì có độ cao khoảng 700m so với mực nước biển – nơi cao nhất của thành phố. Khi đứng từ đỉnh Bàn Cờ bạn có thể ngắm trọn được thành phố Đà Nẵng với những tòa nhà cao tầng, những chiếc thuyền đánh bắt của ngư dân,..

dinh-ban-co-o-dau
Đỉnh Bàn Cờ ở Đà Nẵng

Sự tích về đỉnh Bàn Cờ Đà Nẵng

Sự tích về đỉnh Bàn Cờ bắt nguồn từ truyền thuyết xa xưa trên bán đảo Sơn Trà. Tương truyền, có một vị tiên giáng trần, ngao du đến Sơn Trà, trong lúc nghỉ ngơi đã bị thu hút bởi cảnh sắc nơi đây. Ông đã hóa phép để có một bàn cờ, sau đó có một vị tiên khác tới là Đế Thích vô tình nhìn thấy và xin tỷ thí cùng. Hai người đều ngang tài, ngang sức với nhau nên đánh cờ nhiều ngày liền mà không phân được thắng bại.

Vào một ngày đẹp trời, có nhiều tiên nữ xinh đẹp hạ phàm tại bãi biển bên cạnh đảo Sơn Trà (ngày nay là bãi biển Tiên Sa). Tiếng cười nói của các tiên nữ đã khiến cho Đế Thích xao nhãng, đi nước cờ sai và thua trận. Sau khi đánh thắng trận cờ, ông Tiên cưỡi mây bay về trời còn Đế Thích vì không chấp nhận kết quả nên đã ngồi thẫn thờ tìm cách hóa giải nhưng không có kết quả.

Về sau, để minh chứng cho truyền thuyết này, người dân nơi đây đã xây dựng một bàn cờ và tượng Đế Thích ngồi suy ngẫm. Từ đó nơi đây có tên gọi là đỉnh Bàn Cờ.

Đường lên đỉnh Bàn Cờ Đà Nẵng như thế nào?

Đỉnh Bàn Cờ Đà Nẵng nằm ở vị trí cao nhất của bán đảo Sơn Trà nên đường đi chủ yếu là đường leo dốc. Dù vậy, bạn vẫn hoàn toàn chinh phục được đoạn đường này. Từ trung tâm thành phố, bạn có thể lựa chọn một trong hai cung đường sau:

duong-len-dinh-ban-co-da-nang
Có 2 cách để di chuyển tới đỉnh Bàn Cờ

Cung đường thứ nhất: Xuất phát từ cầu Thuận Phước, đi dọc theo đường Yết Kiêu rồi rẽ về phía Doanh trại quân đội nhân dân vùng 3 Hải Quân. Tiếp đó, đi thẳng theo đường mòn là đến đỉnh. Cung đường này được mọi người nhận xét là dễ đi nhưng không có nhiều cảnh đẹp.

Cung đường thứ 2: Bắt đầu di chuyển từ đường biển Hoàng Sa, đi theo hướng dẫn tới chùa Linh Ứng rồi đi theo con đường này để tới đỉnh Bàn Cờ. Nếu đi theo cung đường này bạn có thể kết hợp thăm quan nhiều địa điểm như biển Mỹ Khê, chùa Linh Ứng, bãi Bụt,…Nhưng cung đường này khó đi hơn một chút và bạn cần phải di chuyển bằng xe máy.

Nên đến đỉnh Bàn Cờ Đà Nẵng khi nào?

Phần lớn diện tích của Đà Nẵng sát biển nên thời tiết chịu ảnh hưởng lớn từ biển, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Với đoạn dốc cao nếu đi vào ngày mưa sẽ rất khó di chuyển an toàn. Do vậy, du khách thường lựa chọn đi vào mùa khô để chinh phục đỉnh Bàn Cơ. Theo kinh nghiệm, khoảng thời gian tích hợp để đến đỉnh Bàn Cờ đó là từ tháng 2 đến tháng 9 vì trời khô, nắng ráo, đường xá thuận tiện, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ.

Thời điểm thích hợp trong ngày để chinh phục đỉnh Bàn Cờ có lẽ là vàng sáng sớm tinh mơ khi mà sương mù còn phủ kín lưng núi. Khi đó, bạn sẽ tận hưởng được sự yên tĩnh, không khí trong lành.

Đỉnh Bàn Cờ Đà Nẵng có gì đặc biệt?

Ngắm bình minh, hoàng hôn trên đỉnh Bàn Cờ

Bán đảo Sơn Trà đẹp nhất là vào sáng sớm và chiều tà. Nếu bạn đến đỉnh Bàn Cờ vào sáng sớm sẽ tận mắt thấy được những giọt sương đọng trên phiến lá, từng ánh mặt trời đỏ hồng xuyên qua từng cánh rừng mang tới vẻ đẹp tinh khôi. Trường hợp bạn không kịp để ngắm bình minh thì vẫn có thể chiêm ngưỡng hoàng hôn từ đỉnh Bàn Cờ. Bạn hãy xuất phát từ 2-3 giờ chiều để kịp vãn cảnh, ngắm nhìn non nước hữu tình, những đoàn đánh cá của ngư dân ở bãi Tiên Sa.

dinh-ban-co-da-nang-co-gi
Ngắm bình minh, hoàng hôn trên đỉnh Bàn Cờ

Săn mây trên đỉnh Bàn Cờ

Đỉnh Bàn Cờ cũng là địa điểm săn mây lý tưởng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Khi muốn săn mây thì bạn nên đi vào khoảng thời gian tháng 1 đến tháng 2. Lúc này, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn những đám mây về tràn qua các cánh rừng già, bên kia là mặt biển tĩnh lặng.

Check in bàn cờ cùng tượng Đế Thích

Khi đặt chân tới đỉnh Bàn Cờ, du khách đừng quên check in cùng với tượng Đế Thích nhé. Còn gì thú vị hơn nếu sau một chặng đường dài đến với tọa độ cao nhất thành phố Đà Nẵng bạn dừng chân chơi chờ, tận hưởng không khí trong lành. Sau đó, check in những bức ảnh chanh sả với nhiều background lý tưởng.

Cắm trại tại đỉnh Bàn Cờ

Đây là một trong những hoạt động được du khách và giới trẻ địa phương yêu thích khi tới bán đảo Sơn Trà. Với khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh sách hữu tình, hư không huyền ảo giữa từng lớp mây trùng điệp,…thì không có gì tuyệt vời bằng khi được cắm trại qua đêm ở đây.

cam- trai-tren-dinh-ban-co
Cắm trại trên đỉnh Bàn Cờ

Ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng

Đứng ngang hàng với đất trời, bạn hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng bức tranh hùng vĩ của bán đảo Sơn Trà khi đứng ở đỉnh Bàn Cờ. Xa xa là những tòa nhà cao tầng, những cây cầu bắc qua sông Hàn, con thuyền lênh đênh trên biển,…ở từng thời điểm bạn sẽ cảm nhận và tận hưởng một khung cảnh riêng biệt.

Lưu ý khi tới đỉnh Bàn Cờ Đà Nẵng

  • Lựa chọn trang phục nhẹ nhàng, thỏa mái để di dàng di chuyển
  • Trên đỉnh Bàn Cờ vào buổi trưa thường rất nắng vì thế bạn hãy chuẩn bị mũ, ô hay áo chống nắng.
  • Nếu di chuyển bằng xe máy thì bạn nên di chuyển với tốc độ chậm, tay lái vững và đi xe số vì dốc lên Bàn Cờ thường thẳng đứng, rất nguy hiểm.
  • Canh thời gian để về trước 5 giờ chiều vì trời tối rất nhanh, nguy hiểm
  • Luôn để ý thời tiết trước khi đi, không nên đi vào trời mưa vì đường khá trơn trượt.

Với các thông tin chi tiết trên đây về đỉnh Bàn Cờ, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Để có thêm nhiều thông tin khác, quý bạn đọc hãy truy cập website ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *