Thán từ là gì? Trợ từ là gì? Cách phân biệt

Hệ thống từ loại tiếng Việt rất đa dạng và phong phú; trong đó phải kể đến trợ từ và thán từ. Vậy thán từ là gì? Trợ từ là gì? Cách phân biệt trợ từ, thán từ? Không để các bạn phải chờ đợi lâu hơn nữa, chúng ta cùng tìm hiểu thôi nào!

Soạn bài trợ từ, thán từ
Soạn bài trợ từ, thán từ

Khái niệm và kiến thức về thán từ

Thán từ là gì? 

Thán từ là những từ được dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người hoặc nhấn mạnh một sự việc nào đó. Bên cạnh đó, thán từ cũng được dùng với chức năng gọi đáp. 

Ví dụ về thán từ: “Than ôi! Sao số tôi khổ như vậy!”.

=> Thán từ “than ôi” diễn tả cảm xúc của người nói, cụ thể là sự đau buồn, tủi cực, khổ sở về số phận của người nói. 

Trong câu, thán từ thường đứng đầu câu và tách ra tạo thành câu đặc biệt để bổ sung ý nghĩa cho câu trước đó. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng trong cùng một câu.

Ví dụ:

  1. Ôi trời ơi! Tôi chết mất! (Thán từ được tách riêng ra thành câu đặc biệt)
  2. Này, sắp muộn học rồi đấy mày! (Thán từ nằm trong cùng một câu với các thành phần khác)

Định nghĩa về thán từ

Phân loại thán từ

Từ khái niệm thán từ là gì, chúng ta có thể chia nó thành 2 loại chính sau:

+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: than ôi, ôi, chao ôi, trời ơi,….

Ví dụ: 

  1. Chao ôi! Chiếc váy này đẹp quá! 
  2. Giọng hát của anh ấy hay quá!
  3. Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! (Ca dao)

Nhìn chung, thán từ bộc lộ cảm xúc được sử dụng phổ biến trong văn học và cuộc sống thường ngày. Chúng có tác dụng là thể hiện tình cảm, cảm xúc của người nói đối với đối phương hoặc các sự vật xung quanh. 

+ Thán từ gọi đáp: vâng, dạ, hỡi, ơi, này,…

Ví dụ: 

  1. Ai ơi, nhớ lấy câu này

Tình bạn là mối duyên thừa trời cho. (Ca dao)

  1. Này, cậu có muốn chung nhóm với tụi mình không?
  2. Hồng ơi, cậu đã làm xong báo cáo tháng này chưa?
  3. Vâng, con nhớ rồi! Mẹ không cần phải dặn nữa đâu.
  4. Hoa ơi, xuống đây mẹ bảo! – Vâng ạ!

Thán từ gọi đáp vẫn bộc lộ cảm xúc nhưng mục đích chính là dùng để gọi đáp. Nó giúp người nghe có thể nắm bắt thông tin và thể hiện cảm xúc đối với nguồn thông tin đó. 

Vai trò của thán từ là gì?

  • Dùng để bộc lộ cảm xúc, trạng thái tình cảm của người nói một cách ngắn gọn và súc tích. 
  • Dùng cho mục đích gọi đáp.

Phó từ là gì? Các loại phó từ trong tiếng Việt

Khái niệm và kiến thức liên quan đến trợ từ

Trợ từ là gì?

Trong tiếng Hán, “trợ” có nghĩa là hỗ trợ, bổ trợ. Như vậy, trợ từ là những từ chuyên đi kèm với các từ ngữ khác trong câu nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ của hiện tượng trong quá trình nói, viết.

Ví dụ về trợ từ: chính, những, ngay, có, đích, đích thị,… 

  1. Chính Lan là người đã giúp bà cụ qua đường. 
  2. Nó ăn những 4 bát cơm cơ đấy!
  3. Bạn Hồng có dọn vệ sinh lớp nhưng không dọn kỹ. 
  4. Chính cô ấy là người đã dạy tôi làm bánh trung thu. 
  5. Người học giỏi nhất khối đích thị là Hoàng. 

Phân loại trợ từ

Tương tự như thán từ, trợ từ cũng được dùng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Có 2 loại trợ từ chính, đó là: 

+ Trợ từ nhấn mạnh: thì, ngay, ngay cả, đúng là, đúng, là, những, chính, đích, mà, đến nỗi, tự, đến cả,… 

Ví dụ: 

  1. Tôi thì tôi không đồng ý với ý kiến đấy!
  2. Ngay cả tôi cũng không biết vì sao cô ấy lại cư xử như vậy.
  3. Đúng là cô ấy đã đến đây.
  4. Cô ấy đã gắp được những 10 con thú bông.
  5. Đích thị là anh ta rồi!
  6. Trời mưa to đến nỗi tôi không thể đi làm được.

Thán từ nhấn mạnh có tác dụng nhấn mạnh một sự vật, sự việc hoặc hành động nào đó. Nó thường đứng trước những từ mang ý nghĩa xác định ý nghĩa thể hiện đó. 

+ Trợ từ biểu thị sự đánh giá về sự vật, sự việc: ngay, đích, chính,…

Ví dụ:

  1. Chính cô ấy đã cưu mang chú mèo hoang.
  2. Chính thời tiết này khiến nhiều người bị ốm.
  3. Bài thi hôm nay khó quá nên tôi không đạt điểm cao. 
Phân loại trợ từ
Phân loại trợ từ

Vai trò của trợ từ là gì?

  • Bổ sung ý nghĩa cho câu, giúp câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. 
  • Nhấn mạnh về sự vật và sự việc trong câu. 
  • Làm tăng tính biểu thị, giúp người nghe có thể xác định được đích danh đối tượng hoặc sự vật được nhắc đến.

Tính từ là gì? Cách sử dụng tính từ trong tiếng Việt lớp 4

Cách nhận biết trợ từ, thán từ và tình thái từ

Trợ từ Thán từ Tình thái từ
Bản chất Thường đi kèm trong câu để nhấn mạnh hoặc thể hiện thái độ đánh giá một sự vật nào đó.  Dùng để gọi đáp, bộc lộ tình cảm.  Đây là những từ được thêm vào câu để hình thành nên câu cầu khiến, nghi vấn, cảm thán và được dùng để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. 
Ví dụ minh họa Chính sự ra đi của chú chó khiến đứa nhỏ buồn bã suốt mấy ngày qua.  Chao ôi! Chiếc xe yêu quý của tôi. Cô ấy đã về nhà rồi à? 

Các dạng bài tập về trợ từ, thán từ

Dạng 1: Đặt câu hỏi có sử dụng trợ từ, thán từ.

Với dạng bài tập này, các bạn cần phải hiểu rõ trợ từ thán từ là gì để đặt câu chính xác.

Ví dụ: Đặt 5 câu với 5 thán từ khác nhau?

  1. A! Trời đã tạnh mưa rồi!
  2. Ôi! Mặt trăng tròn vành vạnh. 
  3. Trời ơi! Lại quên không mang sách đi học rồi!
  4. Mẹ ơi! Hôm nay con được cô giáo khen!
  5. Này, mày đang làm gì mà trông mờ ám vậy!

Dạng 2: Xác định thán từ, trợ từ trong các câu văn, đoạn văn cho trước.

Xác định thán từ, trợ từ trong các câu văn
Xác định thán từ, trợ từ trong các câu văn

Dạng 3: Viết đoạn văn có sử dụng trợ từ, thán từ và tình thái từ.

Viết đoạn văn có sử dụng trợ từ, thán từ và tình thái từ
Viết đoạn văn có sử dụng trợ từ, thán từ và tình thái từ

Hy vọng với những chia sẻ về thán từ là gì, trợ là gì sẽ phần nào giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Đừng quên rèn luyện mỗi ngày để có thể nắm chắc phần kiến thức này nhé các bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *