Từ mượn là gì? Các loại từ mượn phổ biến tiếng Anh, Pháp…Ví dụ

Đa số, các ngôn ngữ trên thế giới đều có sự vay mượn, du nhập từ bên ngoài và tiếng Việt cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hệ thống từ mượn tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, có rất nhiều từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh,…Vậy từ mượn là gì? cách nhận biết như thế nào? Tất cả sẽ có trong nội dung thông tin chi tiết dưới đây.

Thế nào là từ mượn? Khái niệm từ mượn

Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài để làm phong phú thêm vốn từ vựng của ngôn ngữ. Trong tiếng Việt có rất nhiều từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp,…

Từ mượn làm phong phú thêm ngôn ngữ tiếng Việt
Từ mượn làm phong phú thêm ngôn ngữ tiếng Việt

Từ mượn xuất hiện là một xu thế tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội. Bởi không phải ngôn ngữ nào cũng có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm. Vậy nên việc chuyển từ vựng này sang ngôn ngữ khác là điều tất yếu. Khi vay mượn tiếng nước ngoài cần phải đặt ra yêu cầu làm sao biểu thị đúng ý nghĩa để giữ gìn bản sắc ngôn ngữ của tiếng Việt. Cũng chính vì lý do đó mà từ mượn chỉ được sử dụng khi không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài, phức tạp.

Cách xác định từ mượn và ví dụ về từ mượn

Căn cứ vào nguồn gốc của từ mượn, từ mượn được phân loại như sau:

Từ mượn tiếng Hán

Trong hệ thống từ mượn tiếng Việt, từ mượn tiếng Hán được sử dụng nhiều và giữ vai trò quan trọng. Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc, từng trải qua 1000 năm Bắc thuộc dẫn nên có nét tương đồng về văn hóa.

Ví dụ về từ mượn tiếng Hán

  • Khán giả: Được tạo thành bởi 2 từ trong tiếng Hán, “khán” có nghĩa là nhìn và “giả” có nghĩa là nghe.
  • Yếu lược: “yếu” là quan trọng và “lược” nghĩa là tóm tắt.

Từ mượn tiếng Pháp

Từ mượn tiếng Pháp
Từ mượn tiếng Pháp

Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp nên ngôn ngữ Pháp cũng có điều kiện du nhập vào Việt Nam. Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Việt đã vay mượn nhiều từ gốc Pháp để chỉ những khái niệm mà trong tiếng Việt không có. Hầu hết, các từ mượn tiếng Pháp đều thay đổi cả về cách đọc lẫn chữ viết, chẳng hạn như:

  • A-xít: Có nguồn gốc từ từ acide, phiên âm là /asid/
  • A-lô: Có nguồn gốc từ từ “allo”, phiên âm là /alo/
  • Ô tô: Có nguồn gốc từ từ “auto”, phiên âm là /oto/
  • Bờ lu: Có nguồn gốc từ “blouse”, phiên âm là /bluz/

Từ mượn tiếng Nga

Một số từ mượn tiếng Nga thường gặp đó là:

  • Bôn-sê-vích: Có nguồn gốc từ tiếng “ Большевик” , phiên âm là /Bolshevik/, dùng để chỉ người giàu có trong xã hội.
  • Mác-xít: Có nguồn gốc từ “Ленинец”, phiên âm là /Marksist/, dùng để chỉ người theo chủ nghĩa Mác.

Từ mượn tiếng Anh

Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ thứ 2 của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông. Việt Nam có nhiều từ mượn tiếng Anh, ví dụ:

  • Đô la: Là đơn vị tiền tệ, có nguồn gốc từ từ “dollar”, phiên âm là /ˈdɒlə/
  • Phông, Phông chữ: Có nguồn gốc từ  “font”, phiên âm là /fɑnt/
  • In – tơ – nét: Chỉ mạng máy tính, có nguồn gốc từ  “internet”, có phiên âm là /ˈɪntərnet/

Từ ghép là gì? Các loại từ ghép và cho ví dụ

Danh từ là gì? Phân loại các loại danh từ trong tiếng Việt

Lưu ý khi sử dụng từ mượn

Lưu ý khi sử dụng từ mượn
Lưu ý khi sử dụng từ mượn

Không thể phủ nhận rằng từ mượn đã và đang góp phần tạo nên sự đa dạng của tiếng Việt. Tuy nhiên, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng từ mượn cần lưu ý những điều quan trọng sau:

  • Không lạm dụng sử dụng từ mượn, chỉ sử dụng từ mượn khi tiếng Việt không còn từ ngữ nào để thay thế.
  • Chỉ mượn từ mượn trong tình huống thực sự cần thiết, phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Không sử dụng tràn lan khiến người đọc, người nghe hiểu sai ý nghĩa.

Một số bài tập về từ mượn

Câu 1: Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?

  1. Roi sắt.
  2. Tráng sĩ.
  3. Hoảng hốt.
  4. Chú bé.

=> Đáp án: B

Câu 2: Bộ phận từ mượn chiếm số lượng lớn nhất trong vốn từ vựng tiếng Việt là

  1. Từ mượn tiếng Nga.
  2. Từ mượn tiếng Hán.
  3. Từ mượn tiếng Anh.
  4. Từ mượn tiếng Pháp.

=> Đáp án: B

Câu 3: Gia nhân, gia tài, địa chủ là những từ:

  1. Mượn tiếng Pháp
  2. Không đi mượn
  3. Mượn tiếng Hán
  4. Mượn tiếng Nga

=> Đáp án: C

Với các thông tin trên đây về từ mượn, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ cập nhật và phản hồi đến bạn trong thời gian ngắn nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *