Trốc tru là gì? Khu mấn là gì tiếng miền Trung? Giải đáp

Trốc tru là gì? Khu mấn là gì? Là từ lóng địa phương nhưng được giới trẻ sử dụng phổ biến trên khắp các trang mạng xã hội đặc biệt là facebook. Để hiểu rõ về nghĩa của 2 từ này, quý bạn đọc hãy theo dõi các nội dung thông tin chi tiết dưới đây của ruaxetudong.org

Trốc tru là gì? Trốc tru tiếng miền Trung là gì?

Trốc tru là gì? Trốc tru tiếng miền Trung là gì?
Trốc tru là gì? Trốc tru tiếng miền Trung là gì?

Không phải ai cũng có thể giải thích được khái niệm trốc tru nghĩa là gì bởi đây là từ địa phương được sử dụng nhiều ở khu vực miền Trung, nhiều nhất là tỉnh Nghệ An. Vậy, trốc tru có nghĩa là gì? trốc tru tiếng nghệ an là gì? Theo đó, “trốc” có nghĩa là cái đầu, “tru” có nghĩa là con trâu. Khi ghép 2 từ “trốc” và “tru” với nhau thì có nghĩa là đầu trâu.

Trong một số trường hợp, từ “trốc” không được sử dụng với nghĩa là cái đầu, chẳng hạn như trốc cúi (có nghĩa là đầu gối).

Trốc tru tiếng miền Trung được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày để chỉ những người có tính cách lì lợm, bướng bỉnh, nghịch ngợm, không tiếp thu ý kiến, lời nói của người khác và không chịu thay đổi. Tuy nhiên, từ lóng trốc tru không mang sắc thái nặng nề hay chỉ trích gay gắt ai đó mà thường được sử dụng với ý trêu đùa nhiều hơn.

Trốc tru là cái gì? Nếu như ai đó nói bạn là đồ trốc tru thì có nghĩa là họ đang nói bạn là đồ đầu trâu đó, nghĩa là người cứng đầu, ngang bướng theo hướng là trêu chọc.

Từ loại là gì? Các loại từ loại trong Tiếng Việt? Ví dụ

Khu mấn là gì?

Khu mấn nghĩa là gì?
Khu mấn nghĩa là gì?

Theo tiếng Nghệ An, “khu” có nghĩa là mông, “mấn” có nghĩa là váy. Khu mấn là phần mông mặc váy đen vải thô của các bà, các mẹ, cách chỉ ở vùng Nghệ Tĩnh những năm 60, 70. Thời kỳ này, các bà thường ngồi lê buôn chuyện trong lúc nghỉ ngơi sau khi làm việc vất vả. Họ không cần ghế, có thể đặt mông ở bất kỳ đâu để ngồi nên lớp vải ở mông bám một lớp đất dày, khá bẩn.

Khu mấn là từ lóng dùng để ám chỉ phần mông váy bị bẩn, bị đen, xấu. Cụm từ này còn được dùng với nghĩa bóng để nói về giá trị việc làm và thái độ với đối tượng mà người nói không thích. Khu mấn còn là từ được sử dụng để nói về sự “nghèo” hay không có cái gì đó.

Khi tới các tỉnh miền Trung đặc biệt là Nghệ An du lịch, thăm quan nếu có ai mời bạn ăn quả khu mấn thì đừng tưởng thật nhé vì họ đang trêu bạn đó. Khu mấn không được sử dụng để chỉ một loại quả mà nó là “đặc sản” tiếng lóng của địa phương với ý nghĩa như trên.

Gu là gì? Hợp gu là gì? Cách thể hiện gu của bản thân

20+ Tiếng lóng miền Trung ít người biết

Ngoài trốc tru, khu mấn thì còn rất nhiều tiếng lóng khác có nhiều nghĩa mà không phải ai cũng biết kể cả những bạn trẻ lớn lên ở đây cũng chưa từng nghe một lần, đó là:

  • Cái cươi: Nghĩa là cái sân
  • Cái chủi: Nghĩa là cái chổi
  • Đọi: Nghĩa là bát
  • Ngẩn: Nghĩa là ngốc
  • Trửa: Nghĩa là trên, giữa,…
  • Đàng: Nghĩa là đường
  • Trấp vả: Nghĩa là đùi
  • Bổ: Nghĩa là ngã
  • Nác: Nghĩa là nước
  • Choa: Nghĩa là chúng tao
  • Hấn: Nghĩa là hắn, nó
  • Nớ: Nghĩa là đó, cái kia
  • Gưởi: Nghĩa là gửi
  • Mần: Nghĩa là làm
  • Nhởi: Nghĩa là chơi
  • Rầy: Nghĩa là xấu hổ
  • Hun: Nghĩa là hôn
  • Cấy: Nghĩa là cái
  • Bọn: Nghĩa là các bạn
  • Trù: Nghĩa là trầu

Với các thông tin có trong bài viết “Trốc tru là gì? Khu mấn là gì tiếng miền Trung? Giải đáp” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, ruaxetudong.org sẽ cập nhật và gửi đến bạn trong thời gian ngắn nhất.

Quần què là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và cách sử dụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *