Trái phiếu là gì? Các loại trái phiếu trên thị trường

Đầu tư trái phiếu là một trong những hình thức kinh doanh được nhiều người lựa chọn. Không chỉ là hình thức đầu tư an toàn, dễ dàng sinh lời mà còn hạn chế được những rủi ro trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh như hiện nay. Để hiểu thêm về khái niệm trái phiếu là gì? Đặc điểm, phân loại,…quý bạn đọc theo dõi những nội dung trong bài viết dưới đây.

trái phiếu là gì
Trái phiếu là gì? Tổng quan các thông tin chi tiết

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích của người nắm giữ trái phiếu hợp pháp đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành có thể là doanh nghiệp hoặc chính phủ. Người sở hữu trái phiếu sẽ được trả một khoản phí theo tỷ lệ lãi suất nhất định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

Trái phiếu còn được hiểu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể trong khoảng thời gian xã định với một lợi tức quy định.

>>> Bài viết tham khảo: Lợi tức là gì, các loại lợi tức trên thị trường hiện nay

Đầu tư trái phiếu là gì?

Đầu tư trái phiếu chính là việc thực hiện giao dịch cho vay với người đầu tư trái phiếu là người cho vay hoặc là người phát hành trái chiều là người vay. Đơn vị phát hành trái phiếu phải có nghĩa vụ thanh toán cho trái chủ theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.

Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Trái phiếu chuyển đổi là một dạng trái phiếu mà bạn có thể chuyển từ trái phiếu sang cổ phiếu vào một thời điểm nào đó. Loại cổ phiếu này sẽ có lãi suất cố định, khá thấp nhưng có khả năng chuyển đổi lợi nhuận lớn.

Trái phiếu kho bạc là gì?

Trái phiếu kho bạc là loại phiếu nợ có kỳ hạn do kho bạc phát hành khi huy động vốn để bổ sung ngân sách. Đến kỳ bạn đã được ghi trong trái phiếu, kho bạc sẽ hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho người mua.

trái phiếu là gì
Trái phiếu kho bạc là gì?

Các loại trái phiếu phổ biến hiện nay

Trái phiếu được phân chia thành nhiều loại khác nhau, dựa trên các tiêu chí như người phát hành, lợi tức, mức độ đảm bảo thanh toán,….Cụ thể:

Phân theo lợi tức trái phiếu

  • Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định theo mệnh giá.
  • Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu, lợi tức sẽ được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.
  • Trái phiếu có lãi suất bằng không: Là trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được phép mua với mức giá thấp hơn so với mệnh giá và được hoàn trả bằng mệnh giá và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.

Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành

  • Trái phiếu đảm bảo: Là loại trái phiếu mà người phát hành sử dụng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi đơn vị phát hành mất khả năng thanh toán, trái chủ có quyền thu và bán tài sản để thu hồi số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu đảm bảo thường gồm có 2 yếu tố đó là:
  • Trái phiếu có tài sản cầm cố: Là loại trái phiếu đảm bảo bằng việc người phát hành cầm cố một số bất động sản để đảm bảo thanh toán cho trái chủ. Thông thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.
  • Trái phiếu đảm bảo bằng chứng khoán ký quỹ: Là trái phiếu được bảo đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản đảm bảo.
  • Trái phiếu không đảm bảo: Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật đảm bảo mà chỉ đảm bảo bằng uy tín của người phát hành.

Phân theo người phát hành

  • Trái phiếu chính phủ: Trái phiếu chính phủ có khái niệm là gì? Là loại trái phiếu được Chính phủ phát hành. Phát hành trái phiếu chính phủ là hình thức để nhà nước vay vốn (tín dụng nhà nước). Trái phiếu sẽ ghi nhận nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước và đảm bảo quyền lợi của người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu chính phủ được coi là loại trái phiếu ít rủi ro nhất.
trái phiếu là gì
Trái phiếu chính phủ
  • Trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu doanh nghiệp có nghĩa là gì? Là trái phiếu loại chứng khoán có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với đơn vị sở hữu trái phiếu.
  • Trái phiếu ngân hàng: Trái phiếu ngân hàng là gì? Là hình thức các ngân hàng huy động vốn thông qua trái phiếu, họ cần 1 khoản đầu tư nào đó và phát hành trái phiếu ra ngoài thị trường. Những ai sở hữu trái phiếu của ngân hàng sẽ nhận được khoản lãi từ ngân hàng theo mức lãi quy định ban đầu khi phát hành cổ phiếu.

Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu

  • Trái phiếu vô danh: Là trái phiếu không ghi tên người mua và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ nghĩa là người được hưởng quyền lợi.
  • Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên của người mua trong sổ sách của người phát hành.

Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu

  • Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ sẽ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty. Việc này đã được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu.
  • Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu có kèm với phiếu cho phép trái chủ được phép mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.
  • Trái phiếu có thể mua lại: Là trái phiếu cho phép đơn vị phát hành được phép mua lại một phần hoặc toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

Đặc điểm của trái phiếu 

  • Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp hoặc một tổ chức nào đó, ví dụ như kho bạc nhà nước (trái phiếu kho bạc),…
  • Bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào đều có thể mua trái phiếu hoặc trái chủ. Trên trái phiếu có thể ghi tên trái chủ được gọi là trái phiếu ghi danh hoặc không được ghi tên thì gọi là trái phiếu vô danh.
  • Người phát hành trái phiếu vay tiền được gọi là trái chủ. Trái chủ sẽ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về hiệu quả sử dụng vốn của người vay. Nhà phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán số nợ theo cam kết ghi trong hợp đồng cho vay.
  • Trái phiếu đem lại nguồn thu chính là tiền lãi; đây chính là khoản thu cố định thường kỳ và nó không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
  • Bản chất của trái phiếu chính là chứng khoán nợ, trong trường hợp công ty bị giải thể hay phá sản thì cổ phần của công ty trước hết cần phải được thanh toán cho người nắm giữ trái phiếu như một nghĩa vụ bắt buộc.
  • Khi trả hết nợ trái phiếu, cổ phần mới được chia cho các cổ đông.

Vai trò của trái phiếu đối với kinh tế, doanh nghiệp, Chính phủ

Trái phiếu giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế hay các doanh nghiệp, nhà đầu tư và Chính phủ. Cụ thể

Đối với kinh tế

vốn ngân hàng
Huy động vốn vay nhanh chóng
  • Trái phiếu được coi là nguồn huy động vốn nhanh, hiệu quả.
  • Giúp cho thị trường vốn trở nên hoàn thiện, đa dạng hơn
  • Hạn chế tối đa sự tập trung vào nguồn vốn ngân hàng

Đối với Chính phủ

  • Giải quyết các nhu cầu về vốn đầu tư cho các dự án, bù đắp cho sự thiếu hụt về ngân sách nhà nước quốc gia.
  • Giúp chính phủ thực hiện các chính sách về tiền tệ.
  • Thu hút được lượng vốn lớn từ nhiều tầng lớp khác nhau trong hoạt động lưu thông tiền tệ.
  • Đảm bảo cho tiền tệ được lưu thông một cách hợp lý
  • Giúp chính phủ thực thi các chức năng quản lý vĩ mô của nền kinh tế – xã hội có hiệu quả.

Đối với các doanh nghiệp

  • Đảm bảo nguồn vốn dài hạn và ổn định
  • Phát hành trái phiếu là giải pháp giúp hạn chế tối đa tình trạng loãng quyền sở hữu trong các trường hợp doanh nghiệp không muốn phát hành cổ phiếu rộng rãi.
  • Mức độ rủi ro thấp hơn so với việc doanh nghiệp đầu tư vào cổ phiếu, giảm được chi phí khi sử dụng vốn.

Ưu – nhược điểm khi đầu tư vào trái phiếu

Về ưu điểm

  • Lãi suất của trái phiếu cố định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nếu công ty dừng hoạt động, thanh lý tài sản, người sở hữu trái phiếu sẽ được trả tiền trước người có cổ phần.
  • Đầu tư trái phiếu rủi ro thấp hơn so với cổ phiếu
  • Người dùng có thể chuyển nhượng trái phiếu thông qua các sàn giao dịch hoặc bán lại cho công ty.

Về nhược điểm

  • Không được đảm bảo vô điều kiện bởi phụ thuộc vào khả năng thanh toán nợ của công ty. Nên các doanh nghiệp không thể chi trả khi rơi vào cảnh vỡ nợ.
  • Rủi ro khi biến động về giá cả khi các nhà đầu tư bán trái phiếu vào cuối thời gian. Nếu như bán vào lúc mất giá, nhà đầu tư chỉ nhận được số tiền ít hơn so với đầu tư ban đầu.

Các loại rủi ro thường gặp khi đầu tư trái phiếu

So với cổ phiếu, đầu tư trái phiếu ít rủi ro hơn nhưng các nhà đầu tư cần phải có đầu óc kinh doanh, tính toán cẩn thận. Dưới đây là một số rủi ro khi đầu tư trái phiếu:

Rủi ro khi tái đầu tư

Tái đầu tư là hiện tượng trái chủ nhận được tiền nhưng không có cơ hội tái đầu tư với mức lãi suất tương đương. Vậy nên, khi quyết định mua trái phiếu, các nhà đầu tư sẽ phải lựa chọn các loại trái phiếu không có đặc tính thu hồi để nhận mức lãi suất cao, đồng thời làm giảm rủi ro khi tái đầu tư trong lần tiếp theo.

Rủi ro về lãi suất

Lãi suất và trái phiếu có mối quan hệ ngược chiều với nhau. Khi nhu cầu tăng, trái phiếu tăng giá, lãi suất giảm và các nhà đầu tư sẽ nắm bắt cơ hội để có lợi suất cao nhất có thể.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp lãi suất tăng và nhà đầu tư bắt buộc phải bán trái phiếu có lãi suất thấp làm cho giá trái phiếu giảm. Và đây cũng chính là rủi ro lớn khiến cho trái chủ bị thua lỗ khi kinh doanh đầu tư trái phiếu.

lãi suất ngân hàng
Rủi ro về lãi suất

Rủi ro xếp hạng

Khả năng kinh doanh, tín dụng của công ty thấp nên khó có thể đáp ứng được các khoản nợ của công ty, gây ra tổn hại lớn đến lợi nhuận. Lúc này, các doanh nghiệp cần phải tổ chức cho vay hoặc giải ngân lãi suất cao để hạn chế tối đa rủi ro.

Rủi ro về thanh khoản

Trong một số trường hợp, nhà đầu tư không thể bán trái phiếu do thị trường trái phiếu nhỏ làm cho giá cả bị biến động. Điều này sẽ tác động trực tiếp đối với lợi nhuận của trái chủ.

Rủi ro về tín dụng

Trái phiếu Chính phủ được coi là loại trái phiếu có mức rủi ro thấp nhất bởi khả năng thanh toán cho trái chủ khi đáo hạn là rất lớn. Tuy nhiên, khi trái chủ mua trái phiếu của doanh nghiệp, trái phiếu sẽ có mức rủi ro cao hơn và phải trả một khoản lãi suất cao cho nhà đầu tư.

Mẹo hạn chế rủi ro khi đầu tư trái phiếu

Để hạn chế tối đa các rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu, các nhà đầu tư cần phải lựa chọn trái phiếu của các doanh nghiệp lành mạnh. Một doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần phải được đánh giá về tính minh bạch, triển vọng phát triển, uy tín,…Do đó, đơn vị đầu tư cần phải thẩm định kỹ các tiêu chí sau đây:

  • Minh bạch: Lựa chọn trái phiếu công ty có niêm yết, lịch sử kinh doanh lâu đời.
  • Doanh nghiệp đầu ngành: Chọn lựa doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tạo ra dòng tiền ổn định
doanh nghiệp
Lựa chọn đơn vị, công ty có sự phát triển mạnh, dòng vốn ổn định, lãnh đạo tài giỏi
  • Ban quản trị uy tín: Lãnh đạo có kinh nghiệm, uy tín vượt trội
  • Tài chính vững chắc: Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp ở mức an toàn, chỉ số tăng trưởng tốt.

Cách phân biệt trái phiếu và cổ phiếu

Tiêu chí Cổ phiếu Trái phiếu
Khái niệm Là chứng chỉ được công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử đã được xác nhận quyền sở hữu của một hoặc nhiều cổ phần của công ty đó.

Cổ phiếu còn là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ để ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ của công ty

Là loại chứng khoán xác nhận lợi ích và quyền lợi hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của đơn vị phát hành.

Nói cách khác, trái phieus là giấy ghi nợ, quy định nghĩa vụ của công ty phát hành và  phải trả cho người nắm giữ trái phiếu một khoản tiền nhất định.

Chủ thể phát hành Công ty cổ phần Công ty TNHH và công ty cổ phần
Thời gian sở hữu Không có thời hạn cụ thể Được ghi trong trái phiếu.
Thứ tự ưu tiên khi thanh toán, giải thể hoặc phá sản Được thanh toán sau khi đã thanh toán hết các nghĩa vụ khác khi công ty phá sản, giải thể. Trái phiếu sẽ được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu.
Quyền của chủ sở hữu – Người sở hữu cổ phiếu chính là các cổ đông. Tùy thuộc vào loại cổ phần họ nắm giữ mà có các quyền hạn khác nhau.

– Được chia lợi nhuận nhưng không ổn định, phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.

– Tham gia vào hoạt động quản lý, điều hành hoạt động của công ty.

– Người sở hữu trái phiếu sẽ là chủ nợ của doanh nghiệp, công ty.

– Người sở hữu trái phiếu sẽ được trả lãi, định kỳ và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

– Người sở hữu cổ phiếu được gọi chung là cổ đông của công ty cổ phần.

>>> Bài viết tham khảo: Kinh tế vi mô là gì? Phân biệt kinh tế vĩ mô với kinh tế vi mô

Hy vọng, các thông tin trên đây ít nhiều giúp bạn hiểu được khái niệm trái phiếu là gì, được điểm cũng như những rủi ro; từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Trái phiếu là công cụ cho vay có lãi suất và rủi ro thấp nhưng khi đầu tư cần phải sáng suốt, lựa chọn doanh nghiệp có mức rủi ro thấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *