Thị thực là gì? Điều kiện cấp và thời hạn các loại thị thực Việt Nam

Thị thực là gì? Là một bằng chứng hợp pháp, xác nhận việc một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở một quốc gia cấp thị thực. Để có thêm nhiều kiến thức, thông tin hữu ích khác về điều kiện và thời hạn của các loại thị thực Việt Nam. quý bạn đọc hãy theo dõi các chia sẻ dưới đây.

Thị thực là gì?

Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài Việt Nam năm 2014, thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập muốn cảnh vào Việt Nam.

thị thực là gì
Thị thực là gì?

Có mấy loại thị thực Việt Nam?

Có tất cả 27 loại thị thực tại Việt Nam cụ thể:

  • NG1: Được cấp cho các thành viên trong đoàn khách mời của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thủ tướng chính phủ.
  • NG2: Cấp cho các thành viên trong đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,  Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, 
  • NG3: Cấp cho thành viên thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi và người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
  • NG4: Cấp cho những người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi; người vào thăm các thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc.
  • LV1: Cấp cho các cá nhân vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • LV2: Cấp cho người vào làm việc với tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
  • LS: Được cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề ở Việt Nam.
  • ĐT1: Cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho các tổ chức nước ngoài đầu tư có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên vào Việt Nam hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
  • ĐT2: Cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển và do Chính phủ quyết định.
  • ĐT3: Cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp từ 03 đến dưới 50 tỷ đồng.
  • ĐT4: Được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp dưới 03 tỷ đồng.
  • DN1: Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác và có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • DN2: Cấp cho người nước ngoài chào bán dịch vụ, thành lập thương mại và thực hiện các hoạt động theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • NN1: Được cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của các tổ chức quốc tế hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  • NN2: Cấp cho người đứng đầu tại các văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài hay văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
  • NN3: Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài hay văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn của nước ngoài tại Việt Nam.
  • DH: Được cấp cho người vào thực tập và học tập.
  • HN: Được cấp cho người tham dự hội nghị, hội thảo.
  • PV1: Cấp cho phóng viên và báo chí thường trú tại Việt Nam.
  • PV2: Cấp cho phóng viên và báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
  • LĐ1:Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ các trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
  • LĐ2: Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện và phải có giấy phép lao động.
  • DL: Cấp cho người vào du lịch.
  • TT: Cấp cho người nước ngoài là vợ, là chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài và được cấp thị thực LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc là người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
  • VR: Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với các mục đích khác.
  • SQ: Cấp cho các trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 17.
  • EV: Thị thực điện tử.

Thời hạn của thị thực nhập cảnh Việt Nam là bao lâu?

thị thực là gì
Thời hạn của thị thực nhập cảnh Việt Nam là bao lâu?

Tùy thuộc vào từng loại thị thực sẽ có thời hạn khác nhau. Cụ thể:

  • Thị thực có ký hiệu là SQ, EV có thời hạn không quá 30 ngày.
  • Thị thực visa có ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 3 tháng.
  • Ký hiệu thị thực VR có thời hạn tối đa là 06 tháng.
  • Thị thực có ký hiệu là NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT sẽ có thời hạn không quá 12 tháng.
  • Thị thực có ký hiệu là LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.
  • Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn trong vòng 3 năm
  • Thị thực có ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 5 năm.

Thị thực khi hết thời hạn sẽ được xem xét để cấp thị thực mới. Thời gian thị thực sẽ ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất là 30 ngày. Trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên thì sẽ có các quy định khác thì thời hạn thi thực sẽ được cấp theo điều ước quốc tế.

Điều kiện cần và đủ để cấp visa thị thực Việt Nam là gì?

  • Phải có hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại trên phạm vi quốc tế.
  • Có cơ quan, cá nhân, tổ chức tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ các trường hợp được quy định tại điều 16a, 16b tại khoản 3 điều 17.
  • Không thuộc vào các trường hợp chưa nhập cảnh theo quy định tại Điều 21.
  • Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực cần phải có các loại giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh đó là:
  • Người nước ngoài vào Việt Nam đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.
  • Người nước ngoài hành nghề Luật sư tại Việt Nam phải có các loại giấy phép hành nghề theo quy định của Luật sư.
  • Người nước ngoài vào lao động cần phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
  • Người nước ngoài học tập phải có các văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục tại Việt Nam

Riêng với thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định theo các khoản 1,2,3,4 điều 8 của Luật này.

Trường hợp nào sẽ được cấp thị thực rời?

visa
Thị thực rời sẽ được kẹp chung với passport

Thị thực rời sẽ được cấp trong các trường hợp sau đây:

  • Hộ chiếu đã hết các trang cấp thị thực
  • Hộ chiếu của quốc gia chưa có mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam
  • Giấy tờ có giá trị trong đi lại quốc tế
  • Vì lý do an ninh, quốc phòng và ngoại giao.

Với các chia sẻ trên đây về “Thị thực là gì? Điều kiện cấp và thời hạn các loại thị thực Việt Nam”, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Truy cập ngay website ruaxetudong để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *