Nội lực là gì? Ngoại lực là gì? Phân biệt và so sánh

Nội lực là gì? Ngoại lực là gì? Đây là một trong những phần kiến thức quan trọng của chương trình THPT, xuất hiện rất nhiều trong các bài kiểm tra học kỳ. Để đạt được điểm tuyệt đối cho bài kiểm tra về nội lực, ngoại lực thì bạn cần phải nắm chắc kiến thức. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Nội lực là gì? Ngoại lực là gì? Phân biệt và so sánh
Nội lực là gì? Ngoại lực là gì? Phân biệt và so sánh

Nội lực là gì?

Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất. Nội lực có tác động nén ép vào các lớp đá, khiến cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy và đẩy chất nóng chảy dưới sâu ngoài mặt đất để hình thành động đất hay hiện tượng núi lửa.

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực đó là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo của Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát của vật chất,…

Vận tốc là gì, công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian

Ngoại lực là gì?

Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời vì dưới tác động của mặt trời, đá trên mọi bề mặt thạch quyển bị phá hủy, năng lượng của các tác nhân ngoại lực như nước chảy, gió, băng tuyết,….trực tiếp hoặc gián tiếp đều sẽ liên quan tới bức xạ mặt trời. Ngoại lực có xu hướng phá vỡ, san bằng địa hình bề mặt Trái Đất.

Quá trình ngoại lực gồm có 4 giai đoạn:

  • Quá trình phong hóa: Làm phá hủy, biến đổi các loại đá, khoáng vật do sự tác động của nhiệt độ, nước, khí CO2,…..Xảy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất
  • Quá trình bóc mòn: Là quá trình mà các tác nhân ngoại lực làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu.
  • Quá trình vận chuyển: Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn, di chuyển vật liệu ở nơi này tới nơi khác. Khoảng cách di chuyển phụ thuộc vào động năng của quá trình.
  • Quá trình bồi tụ: Là quá trình tích tụ các vật liệu, hình thành nên địa hình mới. Nếu động năng giảm, vật liệu tích tụ trên đường đi còn động năng giảm đột ngột, vật liệu sẽ tích tụ và phân lớp dựa theo trọng lượng.

Hiệu suất là gì? Công thức tính hiệu suất và lưu ý cần nắm

Phân biệt và so sánh ngoại lực với nội lực

Phân biệt và so sánh ngoại lực với nội lực
Phân biệt và so sánh ngoại lực với nội lực

Giống nhau

Nội lực và ngoại lực đều là các tác động lên Trái Đất, ảnh hưởng đến cuộc sống con người, có khả năng hình thành nên các dạng địa hình mới.

Khác nhau

Tiêu chí Nội lực Ngoại lực
Nơi sinh ra Bên trong Trái Đất Bên ngoài Trái Đất
Nguyên nhân sinh ra Các lực bên trong trái đất như sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển chất phóng xạ, sự chuyển dịch, sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất Do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời
Kết quả Làm cho bề mặt trái đất nhô lên Làm cho bề mặt trái đất có xu hướng phẳng lại
Quá trình Vận động Trải qua 4 quá trình đó là bóc mòn, bồi tụ, phong hóa, vận chuyển.

Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực

Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch với nhau nhưng có tác động cùng thời, tạo ra các địa hình trên bề mặt trái đất. Nội lực có xu hướng tạo ra những dạng địa hình lớn giúp cho bề mặt trái đất trở nên gồ ghề, còn ngoại lực thì có xu hướng san bằng địa hình. 

Gia tốc là gì – Phân loại, công thức tính gia tốc

Một số câu hỏi liên quan đến nội lực, ngoại lực

Vì sao bề mặt Trái Đất quá trình phong hóa xảy ra mạnh?

Bề mặt Trái Đất có chịu tác động của quá trình phong hóa vì trên bề mặt Trái Đất, đá trực tiếp tiếp nhận năng lượng của bức xạ mặt trời. Đây chính là nơi tiếp xúc với khí, thủy và sinh quyển.

Tại sao nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là bức xạ mặt trời?

Dưới tác dụng nhiệt của bức xạ Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy. Điều này có liên quan tới bức xạ mặt trời năng lượng của các tác nhân ngoại lực như nước chảy, gió, băng tuyết.

Thế năng là gì, công thức tính thế năng đàn hồi, trọng trường

Vai trò của nội lực, ngoại lực trong việc hình thành các yếu tố địa hình?

Vai trò của nội lực, ngoại lực trong việc hình thành các yếu tố địa hình?
Vai trò của nội lực, ngoại lực trong việc hình thành các yếu tố địa hình?

Trong quá trình hình thành các yếu tố địa hình lớn, nội lực đóng vai trò chủ yếu còn trong việc hình thành yếu tố địa hình nhỏ, nội lực là thứ yếu và ngoại lực giữ vai trò chính. Dựa vào quá trình hình thành, có thể chia bề mặt Trái Đất thành:

  • Địa hình kiến tạo: Nội lực đóng vai trò chủ yếu
  • Địa hình bồi tụ: Ngoại lực đóng vai trò chính

Mặc dù đối lập với nhau nhưng nội lực và ngoại lực vẫn có sự thống nhất chúng tác động đồng thời, luôn xen kẽ, bổ sung cho nhau để tạo nên các dạng địa hình bề mặt Trái Đất. Nội lực sẽ quy định ngoại lực. Nếu vận động kiến tạo (nội lực) nâng lên sinh ra miền núi thì ngoại lực sẽ phá hủy, bào mòn, hạ thấp độ cao. Còn khi vận động kiến tạo hạ thấp địa hình thì phương hướng chung của ngoại lực đó là bồi tụ.

Với các nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết “Nội lực là gì? Ngoại lực là gì? Phân biệt và so sánh” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, ruaxetudong.org sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng, miễn phí 100%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *