MCV Là Gì? MCV Thấp Có Sao Không

Khi bạn đi hiến máu thường có bước xét nghiệm máu, trong đó có dòng ghi chỉ số MCV của bạn. Chỉ số MCV là gì? Chỉ số MCV thấp có sao không? Chỉ số MCV trong máu như thế nào là ổn định, là tốt? Tham khảo ngay bài viết này để biết thêm các thông tin về chỉ số MCV, MCV là gì nhé.

Chỉ số MCV là gì?

MCV là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Mean Corpuscular Volume. Dịch ra có nghĩa là thể tích trung bình. Áp vào chỉ số khi xét nghiệm máu, MCV chính là thể tích trung bình của hồng cầu trong máu.

Hồng cầu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cơ thể con người. Với việc vận chuyển oxy từ phổi đến các mô. Và ngược lại nhận khí CO2 từ các mô để vận chuyển về đào thải ở phổi. Hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất trong máu, do chúng có chứa huyết sắc tố là chất làm cho máu đỏ.

chi-so-mcv-la-gi
Chỉ số MCV trong máu là gì

Đối với người bình thường, chỉ số MCV thường dao động ở mức 80-100 femtoliter. 1 femtoliter =1/1 triệu lít. Ngoài ra còn 2 trường hợp khác, MCV >80 và MCV <100. MCV> 80 thể hiện chỉ số MCV thấp, hồng cầu trong máu bị teo bé, gọi là hồng cầu nhỏ. MCV < 100, hồng cầu trong máu bị phình ra, gọi là hồng cầu lớn.

Vậy hồng cầu bị teo hay phình có bị làm sao không, có ảnh hưởng đến sức khoẻ không?

MCV thấp, MCV cao. Ảnh hưởng của sự thay đổi MCV

MCV thấp

Nhiều người khi kiểm tra xét nghiệm máu, thấy có đánh giá mức độ MCV thấp. Và lo lắng MCV thấp có sao không? Khi thể tích trung bình của hồng cầu bị nhỏ, tức là chỉ số MCV < 80. Điều này cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt sắt. Hoặc mắc các hội chứng như thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) và các bệnh về hemoglobin. Người bị thiếu sắt, MCV thấp thường xuyên bị mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung làm việc,…

Nhưng nếu chỉ số MCV quá thấp có thể là biểu hiện của các bệnh mãn tính, nhiễm độc chì, suy thận, thiếu máu nguyên hồng cầu. Do đó, bạn cần bổ sung chất sắt theo đơn kê của bác sĩ.

mcv-thap
MCV thấp

MCV cao

Khi thể tích trung bình của hồng cầu tăng, hồng cầu bị phình ra, chỉ số MCV > 100. Bạn bị thiếu máu hồng cầu lớn. Cần bổ sung vitamin B12 hoặc axit folic khi MCV cao. Những người bị thiếu vitamin B12, MCV cao sẽ bị tình trạng như trí nhớ kém, suy giảm vị giác, phản xạ tự nhiên kém, chức năng cơ yếu. Đối với trẻ em , đây là tình trạng kém phát triển, cơ thể yếu, khó vận động. Do đó, việc bổ sung vitamin B12 hoặc axit folic cũng là điều vô cùng cần thiết đối với người có chỉ số MCV cao.

Ổn định chỉ số MCV

Để ổn định chỉ số MCV bạn cần thực hiện các chế độ ăn giúp cân bằng sắt, axit folic và vitamin B12.

Tăng MCV khi MCV thấp

Để tăng MCV, bạn cần bổ sung cho cơ thể nhiều chất sắt. Theo khuyến cáo, nhu cầu sắt hằng ngày của con người cần bổ sung là:

nhu-cau-sat-de-tang-mcv
Nhu cầu sắt hằng ngày

Đặc biệt, phụ nữ có thai cần được bổ sung viên sắt thường xuyên trong cả quá trình thai kì.

Để bổ sung sắt, tăng chỉ số MCV cần nạp thêm các thực phẩm giàu sắt hoặc uống viên sắt bổ sung. Các loại thực phẩm giàu sắt như: các loại hạt ( óc chó, đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều,..), rau xanh đậm, đậu phụ, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc, khoai tây,… Lưu ý, khi bổ sung nhiều sắt, cần bổ sung đồng thời nhiều vitamin C: cam, ổi, ớt chuông,… Vitamin C giúp hấp thu sắt cho cơ thể tốt hơn.

Giảm MCV khi MCV cao

Để giảm MCV trong máu, bạn cần bổ sung nhiều vitamin B12 và axit folic. Theo khuyến cáo, nhu cầu vitamin B12 mà con người cần bổ dung hằng ngày là:

nhu-cau-vitamin-b12-giam-mcv
Nhu cầu bổ sung vitamin B12 hằng ngày

Ngoài ra cần cân đối vitamin B12 với nhu cầu năng lượng hằng ngày.

can-bang-vitamin-b12-voi-nhu-cau-nang-luong
Cân bằng vitamin B12 với năng lượng tiêu hao hằng ngày

Để bổ sung vitamin B12 để giảm chỉ số MCV bạn cần bổ sung các thực phẩm sau. Gan, thận động vật; nghêu, cá, sữa, trứng,…

Để bổ sung axit folic, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm: rau xanh đậm, các loại đậu, tinh bột,…

Lưu ý:

  • Không nên thấy chỉ số MCV thấp, cao mà bổ sung quá nhiều các thực phẩm giàu sắt, axit folic, vitamin B12 cùng một lúc. Cần bổ sung đúng đủ lượng chất mà y tế khuyến cáo hằng ngày. Bổ sung thừa chất có thể gây ra nhiều bệnh cho cơ thể hơn.
  • Sau khi thực hiện chế độ ăn uống đủ chất bổ sung khoảng 2 tuần, bạn nên đến xét nghiệm MCV lại tại bệnh viện. Ngoài việc xem xét lại độ ổn định của chỉ số MCV, bạn cũng cần quan tâm về chất lượng máu của mình đã tốt hơn hay không? 

Trên đây, ruaxetudong.org đã giải thích cho bạn đọc về khái niệm MCV là gì? MCV trong máu. Chỉ số MCV thấp có sao không. Ổn định chỉ số thể tích hồng cầu trung bình trong máu. Hi vọng những thông tin trên sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *