Lập trình viên là gì? Học ngành gì? Công việc của một lập trình viên

Lập trình viên là cụm từ được tìm kiếm nhiều trong thời gian qua, được ví là một nghề “hái ra tiền”. Có rất nhiều doanh nghiệp, công ty có nhu cầu tuyển dụng lập trình viên để phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh của mình. Nếu như bạn đang muốn theo học ngành lập trình viên thì đừng bỏ lỡ nội dung thông tin có trong bài viết dưới đây.

Lập trình viên là gì?

Lập trình viên có tên gọi trong tiếng anh là Developer, được hiểu là những kỹ sư phần mềm, sử dụng các ngôn ngữ lập trình để thiết kế, xây dựng cũng như bảo trì các chương trình máy tính. Có thể ví lập trình viên là một “nhạc trưởng” – người chỉ huy dàn nhạc (các đoạn mã lập trình) để sáng tạo ra một bản nhạc hoàn hảo (chính là phần mềm máy tính).

Để trở thành một lập trình viên, bạn cần phải có tư duy logic, sự kiên nhẫn, tự học và các kỹ năng như phân tích, giải quyết vấn đề. Các lập trình viên có thể làm việc trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, trong đó chủ yếu là lập trình web Java, C++, Asp, ASP.Net, Visual Basic.Net và C#.

Lập trình viên CNTT là gì? Luôn được đánh giá là người tỉ mỉ, cẩn thận và đam mê công nghệ. Công việc hàng ngày cả lập trình viên là dành hầu hết thời gian để “gắn bó” với máy tính. Một số sản phẩm ứng dụng được tạo ra từ lập trình đó là ứng dụng game, website, mạng xã hội,…

Copy writer là gì? Các kỹ năng cần thiết để trở thành copy writer chuyên nghiệp

Lập trình viên là gì?
Lập trình viên là gì?

Lập trình viên PHP là gì?

Lập trình viên PHP là những người sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP để tạo ra các ứng dụng, website bằng PHP. PHP được xem là ngôn ngữ lập trình phổ biến, được sử dụng phổ biến trong việc phát triển ứng dụng website. Đây là ngôn ngữ khá thân thiện, có sự tương thích cao với mọi trình duyệt web và các loại ngôn ngữ khác.

Ngôn ngữ PHP là một đoạn mã lệnh hay ngôn ngữ trình kịch bản được dùng để phát triển ứng dụng viết cho máy chủ. Ngôn ngữ này được chạy ở server, sinh ra mã html trên client. Nhờ đó, PHP tạo ra được các ứng dụng website và website có thể chạy trên máy chủ.

Lập trình viên Full stack là gì?

Lập trình viên full stack là sự tổng hợp nhiều kiến thức từ lập trình bao gồm cả sự hiểu biết tổng quan và chi tiết về front -end và back -end. Họ còn nắm vững các best practices và khái niệm trong lập trình. Full stack lập trình có thể code cho mọi thành phần của hệ thống. Do đó, họ sẽ làm mọi thứ một cách tốt nhất từ những điều đơn giản nhất. Nhưng để làm được như vậy thì bạn cần phải trải qua một quá trình học hỏi một lượng lớn kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm.

Telesales là gì? 5 kỹ năng sống còn của nghề telesale

Lập trình viên Front-end là gì?

Lập trình viên front -end là người tập trung phát triển phía Client Side. Nói một cách đơn giản là tập trung vào mảng phát triển xây dựng giao diện và trải nghiệm của người dùng; là người phụ trách phát triển hiển thị và trải nghiệm của người dùng ứng dụng web. Front end developer là người quyết định cái nhìn đầu tiên của người dùng về trang web. Mặt khác còn mang tới một trang web dễ thao tác và sử dụng.

Lập trình viên .NET là gì?

Lập trình viên .NET là một trong những nhóm ngành công nghệ thông tin. .NET là nền tảng lập trình được phát triển bởi Microsoft, chạy trên hệ điều hành Microsoft window. . NET không phải là ngôn ngữ lập trình mà là nền tảng cho phép các ngôn ngữ lập trình khác nhau như C# sử dụng để tạo các website, ứng dụng trên Internet và bao gồm một thư viện lớp lớn có tên là Framework Class Library.

Lập trình viên là học ngành gì?

Lập trình viên là nghề cần có khối lượng kiến thức nền tảng vững và đồ sộ nên các bạn sinh viên phải nắm chắc, tư duy logic, sáng tạo cho các ngành học của lập trình viên. Đa số, các bạn có nền tảng học ngành Công nghệ thông tin sau khi ra trường đều theo đuổi nghề lập trình viên. Tuy nhiên, không phải nghề lập trình viên nào cũng đều học công nghệ thông tin và ngược lại. Để trở thành lập trình viên, bạn sẽ cần học một số chuyên ngành sau:

  • Hệ thống thông tin
  • Khoa học máy tính
  • Kỹ thuật máy tính
  • Công nghệ phần mềm
  • Mạng máy tính và viễn thông
Lập trình viên là học ngành gì?
Lập trình viên là học ngành gì?

Công việc của lập trình viên là gì?

Công việc của lập trình viên không quá phức tạp nhưng nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, logic. Bạn có thể lựa chọn cho mình một số mảng phù hợp như lập trình di động, lập trình & phát triển hệ điều hành, lập trình website, ứng dụng game,…

Công việc chính của một lập trình viên khi tham gia trực tiếp tại doanh nghiệp khá đa dạng. Mỗi vị trí, mỗi công ty sẽ yêu cầu bạn thực hiện nhiều công việc, nhiệm vụ khác nhau, một số công việc chính đó là:

  • Phân tích nghiệp vụ, tạo các mẫu thiết kế phần mềm dựa trên yêu cầu từ các bộ phận khác hoặc khách hàng.
  • Từ các bản thiết kế phần mềm, lập trình viên sẽ bắt đầu code bằng ngôn ngữ lập trình, công cụ, nền tảng,…) Đó là những đoạn code sẽ xây dựng nên sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Sử dụng các công cụ lập trình dựa trên nền tảng web để tạo phần mềm dạng dịch vụ nâng cao khi ứng dụng được.
  • Thực hiện việc nâng cấp đều đặn để giúp phần mềm, hệ thống trở nên bảo mật và hiệu quả hơn.
  • Phối hợp với các technical writer để viết các tài liệu hỗ trợ, hướng dẫn người dùng
  • Xây dựng các chức năng xử lý
  • Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.

QS là gì? Công việc và các kỹ năng cần có của một kỹ sư QS

Công việc của lập trình viên là gì?
Công việc của lập trình viên là gì?

Điều kiện cần và đủ của lập trình viên máy tính

Trình độ chuyên môn

Để code được một ứng dụng, phần mềm thì điều đầu tiên mà bạn phải làm đó là phải học. Việc nắm chắc các kiến thức cơ bản để vận dụng sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất trong công việc. Thuật ngữ lập trình, chuyên môn về lập trình là những thứ mà bạn cần phải biết trước khi bắt tay vào thực hiện.

Trình độ tiếng anh

Trong ngành lập trình, việc sử dụng thành thạo tiếng anh là điều kiện kiên quyết giúp bạn thành công với nghề. Bởi đa số các đoạn mã lập trình hiện nay đều được viết bằng tiếng anh. Do đó, để lập trình trở nên “xịn sò” thì tiếng anh rất quan trọng. Các doanh nghiệp không đòi hỏi trình độ tiếng anh ở mức cao nhưng bạn cần phải ở mức độ ít nhất là đọc hiểu tài liệu nhé.

Kỹ năng

Kỹ năng phân tích, tư duy: Việc tư duy logic sẽ giúp cho lập trình viên theo sát được công việc. Với kỹ năng phân tích khoa học, bạn sẽ hiểu rõ vấn đề và tìm hiểu được cách giải quyết nhanh chóng, giúp hoàn thiện công việc hiệu quả hơn.

Kỹ năng tập trung: Trong bất kỳ lĩnh vực, công việc nào thì sự tập trung sẽ quyết định rất lớn tới năng suất làm việc. Lập trình viên cần có sự tập trung cao độ để không code sai và tìm được hướng giải quyết phù hợp. Hơn nữa đây là công việc cần phải sử dụng rất nhiều trí não.

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Đây được coi là kỹ năng khó để học nhưng nếu như bạn có thể rèn luyện thì việc tư duy, phân tích logic thì rất dễ tìm ra giải pháp khắc phục nhanh chóng, triệt để nhất.

Làm việc nhóm: Lập trình viên không chỉ làm việc với mã code mà còn làm việc với nhiều con người. Nhiều thành viên ở các vị trí khác nhau, cùng trao đổi, lắng nghe, thống nhất ý kiến để có một dự án tốt nhất.

Quản trị là gì? Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của quản trị

Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng tự học: Không chỉ đối với nghề lập trình viên mà tất cả các ngành nghề khác cũng cần phải tự học. Khi muốn thành công hơn thì bắt buộc bạn phải tự “nâng cấp” bản thân mình bằng kiến thức nhất là đối với lĩnh vực công nghệ thông tin.

Chịu được áp lực: Công việc nào cũng có áp lực riêng và ngành lập trình viên cũng không phải là ngoại lệ. Ngoài áp lực từ công việc còn có thể là áp lực từ đồng nghiệp, dự án, khách hàng – đối tác,….

Sự nhạy bén, cẩn thận, kiên nhẫn: Chỉ cần sai một mã code sẽ ảnh hưởng tới cả hệ thống nên bạn cần phải cẩn thận, tỉ mẩn và kiên nhẫn trong công việc.

Các cấp bậc của nghề lập trình viên

Không phải tất cả các lập trình viên đều có trình độ như nhau, để trở thành một lập trình viên xuất sắc, bạn cần phải trải qua một thời gian khổ luyện dài lâu. Các cấp độ của một lập trình đó là:

  • Junior Developer: Có dưới 3 năm kinh nghiệm, hiểu biết về tổng thể về cơ sở dữ liệu, vòng đời của các ứng dụng, viết được các ứng dụng đơn giản.
  • Senior Developer ($1000 – $1500): Có kinh nghiệm từ 4 – 10 năm, ở cấp độ này đã có kiến thức sâu hơn và có khả năng lập trình được các ứng dụng phức tạp.
  • Leader Developer: Kinh nghiệm từ 7 – 10 năm, có các kỹ năng của một senior developer; có thể làm việc như một kỹ sư độc lập hoặc lãnh đạo nhóm các lập trình viên.
  • Mid-level Manager – Quản lý cấp trung: Là người quản lý các lập trình viên, làm việc dưới quyền của quản lý cấp cao. Các chức danh ở cấp độ này đó là Product Manager, Project Manager,…
  • Senior Leader – Quản lý cấp cao: Lãnh đạo các quản lý cấp dưới và báo cáo lên Ban Giám đốc công ty. Các chức danh ở cấp độ này đó là: VP, CTP hoặc CEO.

Có nên học lập trình? Lập trình viên có khó không?

Học lập trình viên không khó nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ cũng như tư duy logic, nhạy bén. Thị trường cung ứng nhân lực về lập trình hiện nay vẫn còn thiếu nghiêm trọng, tính tới năm 2021 là 190.000 nhân sự và tiếp tục có xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo.

Nghề lập trình hiện nay có mức lương thu nhập “khủng” so với các ngành nghề khác bởi giá trị người làm nghề này mang tới cho doanh nghiệp là vô cùng lớn. Chính vì nhu cầu lớn nên sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho nhân sự trong ngành công nghệ thông tin. Các bạn sẽ không sợ thiếu việc, chỉ cần bạn chọn đúng ngành nghề, cố gắng trau dồi kiến thức, cọ xát, trải nghiệm môi trường làm việc thì có rất nhiều cơ hội việc làm ngay từ khi bạn ngồi trên ghế nhà trường.

Các đơn vị tuyển dụng sẵn sàng chi ra một mức lương khủng để “chiêu mộ” những lập trình viên “xịn”. Mức lương cơ bản cho một lập trình viên có kinh nghiệm và thực lực sẽ từ 35-40 triệu với kinh nghiệm từ 2-3 năm. Mức lương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Sự chênh lệch và “gia tăng” mức lương sẽ phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của bạn.

Ngoài các công việc chính ở công ty, các Developer có thể nhận thêm các dự án ngoài, làm freelancer để tăng thu nhập cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm.

Có nên học lập trình?
Có nên học lập trình?

3 Trường đại học đào tạo ngành lập trình

Đại học Công nghệ

Đại học Công nghệ trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập năm 2004, đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, trường đại học Công nghệ đang dần khẳng định vị trí của mình trở thành đơn vị uy tín trong hệ thống giáo dục của cả nước. Chương trình học của chuyên ngành công nghệ thông tin đã được kiểm định bởi tổ chức Liên kết đại học Asean (AUN).

Trường Đại học FPT

Đại học FPT là nơi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho khối ngành công nghệ thông tin và nhiều lĩnh vực khác. Sự khác biệt của trường đại học FPT đó chính là đào tạo theo mô hình liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, chú trọng thực hành. Chương trình học luôn được cập nhật, tuân thủ theo các công nghệ quốc tế để đảm bảo sinh viên sau khi ra trường có cơ hội tìm được công việc tốt nhất.

Chương trình học được chia làm 4 giai đoạn đó là giai đoạn chuẩn bị (thời gian rèn luyện tập trung + thời gian học tiếng Anh) , giai đoạn căn bản (5 học kỳ), giai đoạn học tập thực tế tại các doanh nghiệp (OJT, 1 học kỳ) và giai đoạn tốt nghiệp (3 học kỳ cuối).

Trường đại học FPT
Trường đại học FPT

Trường Đại học Khoa học – Tự nhiên

Thành lập năm 1996, trường đại học Khoa học – Tự nhiên là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, cung cấp nhân lực trình độ cao cho các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học liên ngành, công nghệ mũi nhọn. Đây là môi trường học lý tưởng, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên học hỏi và tiếp thu kiến thức.

Với các thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn biểu được khái niệm lập trình viên là gì. Truy cập website ruaxetudong.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *