Kim tứ đồ là gì? Ý nghĩa và cách đạt tự do kim tứ đồ

Với dân tài chính chắc chắn sẽ không còn xa lạ với thuật ngữ “kim tứ đồ”. Thuật ngữ này lần đầu tiên được nhắc tới bởi tác giả Robert Kiyosaki trong cuốn sách “Cha giàu cha nghèo”. Vậy, kim tứ đồ là gì? Ý nghĩa như thế nào?,…Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung thông tin bài viết dưới đây.

Kim tứ đồ là gì? 

Kim tứ đồ là gì?
Kim tứ đồ là gì?

Kim tứ đồ là khái niệm dùng để chỉ ra 4 cách kiếm tiền của 4 nhóm người khác nhau. Mỗi người đều thuộc về một trong 4 nhóm đó. Nếu biết được kim tứ đồ thì nó sẽ giúp bạn quyết định được cuộc đời theo hướng hoàn toàn khác; định hướng suy nghĩ, hành động để tiến đến sự độc lập, tự do về tài chính và sự giàu có.

Kim tứ đồ (Cashflow Quadrant) được nhắc tới lần đầu tiên bởi một nhà đầu tư, một doanh nhân, một tác giả nổi tiếng người Mỹ Robert Kiyosaki vào năm 1977 trong cuốn sách “Rich dad, poor dad” (Cha giàu, cha nghèo). Mô hình miêu tả cách dòng tiền hoạt động đồng thời ông cũng phân loại các tầng lớp người lao động dựa theo cách họ kiếm tiền. 

Phú quý là gì? Nhận biết người giàu sang phú quý

Phân loại 4 nhóm người trong kim tứ đồ

Robert Kiyosaki phân ra làm 4 nhóm người

  • Nhóm E: Là nhóm gồm những người làm công
  • Nhóm S: Là nhóm gồm những người tự doanh (tự mình làm cho mình hoặc thuê mướn lao động làm cùng với mình)
  • Nhóm B: Là nhóm gồm những người làm chủ ở một công ty, một hệ thống kinh doanh
  • Nhóm I: Là nhóm gồm những nhà đầu tư

Cả 4 nhóm người này đều có đặc điểm chung là mong muốn kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống. Điểm khác biệt của từng nhóm người trên đó chính là cách họ kiếm tiền. Từ đó, tác giả Robert Kiyosaki đã giới thiệu cho độc giả cách tư duy làm chủ, quản lý tài chính và hướng tới tự do tài chính.

Giải thích kim tứ đồ? Ý nghĩa của kim tứ đồ

Giải thích kim tứ đồ? Ý nghĩa của kim tứ đồ
Giải thích kim tứ đồ? Ý nghĩa của kim tứ đồ

Nhóm E: Employee (Người làm thuê)

Là nhóm người đông đảo và chiếm phần lớn trong xã hội, họ là nhân viên, làm thuê cho một cá nhân hay tổ chức nào đó. Nhóm người làm thuê chỉ mong muốn hoàn thành công việc được giao để nhận phần lương nhất định trong tháng. Thu nhập của họ được tạo ra bằng cách chủ động dùng thời gian, công sức và trí tuệ của mình để trao đổi. Họ thích sự an toàn, sợ thay đổi, thiếu ổn định tiền bạc hay kinh tế. Do đó, nhu cầu an toàn với họ là cần thiết nhất.

Người làm thuê
Người làm thuê

Thu nhập của họ là thu nhập chủ động nên khi họ nghỉ việc thì sẽ không có thu nhập, trừ khi nghỉ hưu sẽ có nguyên lương. Họ phải làm việc theo yêu cầu của sếp, quản lý,…Mức thu nhập cũng bị phụ thuộc bởi chủ lao động, tình hình kinh tế thị trường nên khó để họ trở nên giàu có nếu chỉ làm việc trong nhóm Employee.

Nếu như người làm thuê biết cách tận dụng công sức, thời gian, trau dồi kiến thức, kỹ năng,…thì sẽ trở thành người làm thuê chuyên nghiệp, có thể kiếm mức lương cao với nhiều đãi ngộ. Và nếu biết cách quản lý tài chính thì sẽ có tiền dư dả.

Giải thích ý nghĩa: Giàu vì bạn, sang vì vợ

Nhóm S: Self – Employed (Người làm tư)

Nhóm người này làm việc cho chính bản thân họ hoặc thuê người khác về làm việc cùng chứ họ không muốn làm thuê cho bất kỳ ai. Tương tự như nhóm E, họ là những người dùng thời gian, công sức, trí tuệ để tạo ra tiền nhưng khác ở đây là họ làm việc cho chính mình.

Người làm tư
Người làm tư

Thu nhập của nhóm người S không bị phụ thuộc vào người khác. Họ có ý thức độc lập về chuyện tiền bạc, tài chính; độc lập trong suy nghĩ và cách làm. Thế nhưng, thu nhập của họ là thu nhập chủ động, họ tự làm chủ nên nếu nghỉ việc thì sẽ không có thu nhập. Mức thu nhập của nhóm cao hơn nhóm E nhưng phải chịu áp lực và rủi ro cao hơn.

Để kiếm tiền từ khách hàng thì họ phải cung cấp các sản phẩm tốt. Nếu có khách hàng mua thì bạn gần như hưởng trọn thù lao nhưng trường hợp không có khách thì họ không có thu nhập và chịu áp lực lớn về tài chính. Thu nhập khá bấp bênh nên nhiều người chọn đây là nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập.

Nhóm B: Business Owner (Chủ doanh nghiệp)

Chủ doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp

Bao gồm những người sở hữu doanh nghiệp, chuỗi hệ thống kinh doanh. Thu nhập của họ được tạo ra bằng cách xây dựng hệ thống kinh doanh và thuê người khác về làm cho mình. Khác với nhóm S, họ là những nhà lãnh đạo và luôn rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, chiến thuật kinh doanh. Họ biết tận dụng thời gian và công sức của người khác.

Nhóm B, sẽ tập trung vào việc xây dựng hệ thống và thuê nhân viên làm việc. Họ là người kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động kinh doanh. Do đó, họ có thể sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi.

Rich kid là gì, cách nhận diện hội rich kid Việt Nam

Nhóm I: Investor (Nhà đầu tư)

Nhóm I là những người đầu tư, tạo ra thu nhập bằng cách đầu tư vào các tài sản sinh ra lợi nhuận. Họ dùng tiền để tạo ra tiền, khiến tiền làm việc cho mình. Đây là một sân chơi của nhà giàu và giành cho những muốn trở nên giàu có thực sự. Thu nhập của họ là thu nhập tự động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi linh hoạt. Họ làm việc theo tư duy, suy nghĩ của mình mà không chịu sự áp đặt nào.

Nhà đầu tư
Nhà đầu tư

Tư duy kim tứ đồ để làm ra tiền là gì?

Mỗi một nhóm người trong xã hội sẽ sử dụng các yếu tố khác nhau để làm ra tiền. Một trong những yếu tố mà không nhóm nào thiếu được đó là KASH gồm có:

  • Knowledge – Kiến thức
  • Attitude – Thái độ
  • Skills – Kỹ năng
  • Habits – Thói quen

Bí quyết để trở nên giàu có thông qua kim tứ đồ của Robert Kiyosaki

“Rich Dad, Poor Dad” (Cha giàu cha nghèo) của tác giả Robert Kiyosaki được ví là kim chỉ nam cho sự giàu có, được mệnh danh là cuốn sách số 1 phân tích các vấn đề tiền bạc của mọi thời đại. Nếu như bạn có một tư duy và thái độ đúng đắn đối với tiền bạc thì nên tham khảo cuốn sách này về kinh doanh.

Nội dung của cuốn sách tập trung vào việc so sánh giữa hai người cha. Người cha nghèo là cha ruột của tác giả, giữ chức vụ cao ở phòng giáo dục bang Hawaii. Người cha giàu là cha của bạn thân tác giả (hư cấu) là người giàu có nhất Hawaii nhờ biết đầu tư. Vấn đề chính được đề cập tới trong cuốn sách giúp người đọc suy ngẫm về tư tưởng, định nghĩa của họ về tiền bạc và đặc biệt là quan niệm của họ khi tự biến mình thành người làm thuê, nhận phần lương theo sự giáo dục sẵn có.

Theo đó, “Cha giàu cha nghèo” nhắc tới hình ảnh Kim tứ đồ của chính Robert Kiyosaki. Người cha nghèo có trình độ học vấn cao khuyên ông “hãy đi đến trường cố gắng học hỏi và tìm một công việc ổn định, an toàn”. Ngược lại, người cha giàu lại khuyến khích “hãy đi đến trường, tốt nghiệp đại học rồi tự kinh doanh và trở thành một nhà đầu tư thành công”. Như vậy, người đang được tác giả hướng đến sự tự do tài chính đó nhờ công việc kinh doanh và đầu tư.

Là bạn, bạn muốn trở thành ai trong số 4 nhóm người theo lý thuyết kim tứ đồ của Robert Kiyosaki. Sau khi đọc cuốn “Cha giàu cha nghèo” ít nhiều sẽ giúp bạn tìm được cho mình hướng đi phù hợp để rút ngắn được khoảng cách đến cái đích của sự tự do tiền bạc. Kim tứ đồ dạy con làm giàu hiệu quả mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo.

Với các thông tin có trong bài viết dưới đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm được khái niệm kim tứ đồ. Truy cập website ruaxetudong.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *