Học song ngành là gì? Cơ hội đạt được khi học song ngành

Những năm gần đây, có rất nhiều bạn trẻ lựa chọn học song ngành để sở hữu 2 tấm bằng cử nhân với mong muốn cơ hội việc làm rộng mở, mức lương cao. Thế nhưng việc học song ngành không hề dễ dàng đòi hỏi bạn cần phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định. Để hiểu rõ học song ngành là gì, điều kiện học song ngành thì quý bạn đọc đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin chi tiết dưới đây.

Học song ngành là gì?

Học song ngành là gì?
Học song ngành là gì?

Học song ngành là hình thức người học đăng ký học 2 ngành khác nhau trong cùng một trường hoặc khác trường đại học, cao đẳng. Theo quy định của Bộ giáo dục, chỉ sinh viên của các trường đào tạo theo tín chỉ thì mới được phép học song hành và sinh viên chỉ được đăng ký chương trình học thứ hai sớm nhất khi đã ở năm thứ hai của chương trình học thứ nhất.

Việc học song ngành sẽ giúp học viên tối ưu được năng lực học tập của bản thân. Ngoài việc theo học ở một trường đại học thì học viên có thể học thêm ngành khác tại một trường khác hoặc chính trường mình đang học để nâng cao kiến thức.

Học song ngành có rất nhiều lợi ích nhưng cũng tồn tại các hạn chế khiến các bạn học viên gặp không ít khó khăn trong quá trình đào tạo. Và tất nhiên không phải ai cũng có thể học song ngành!

Lập trình viên là gì? Học ngành gì? Công việc của một lập trình viên

Nên học song ngành khi nào?

Sinh viên không thích ngành học hiện tại

Có không ít bạn sinh viên không hài lòng về ngành học hiện tại nên đã lựa chọn học song ngành như một “cứu cánh” cho tương lai. Thay vì chỉ cố gắng học cho qua môn thì bạn hoàn toàn có thể đăng ký học thêm ngành mình yêu thích để vừa được học đúng chuyên ngành vừa có 2 tấm bằng đại học, mở rộng cơ hội việc làm.

Sinh viên thích cả hai ngành học

Nếu bạn yêu thích cả hai ngành học của một trường đại học thì bạn không nên bỏ lỡ cơ hội học song ngành. Nhờ đó, bạn vừa có thể phát huy được thế mạnh của bản thân, khai thác hết tiềm năng ở 2 mảng khác nhau mà không tốn nhiều thời gian học thêm văn bằng khi tốt nghiệp.

Hai ngành bổ trợ cho nhau

Việc học hai chuyên ngành cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bạn để đạt được mục tiêu của mình. Một ví dụ đơn giản đó là khi bạn muốn mở một trung tâm tiếng Anh trong tương lai thì việc học song ngành ngôn ngữ Anh và quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kiến thức; con đường đạt đến ước mơ được rút ngắn.

Có nên học song ngành không?

Có nên học song ngành không?
Có nên học song ngành không?

Để trả lời câu hỏi có nên học song ngành không, ruaxetudong.org sẽ phân tích các ưu – nhược điểm để bạn có quyết định chọn lựa tốt nhất.

Ưu điểm khi học song ngành

  • Tiết kiệm thời gian: Học viên sẽ mất 4 năm để có tấm bằng đại học rồi mất thêm 2 năm để tốt nghiệp ngành học thứ 2. Như vậy, phải mất 6 năm thì mới có trong tay 2 tầm bằng thay vì là 8 năm nếu học riêng lẻ từng ngành.
  • Tích lũy được nhiều kiến thức: Khi học song ngành bạn sẽ trau dồi cho bản thân rất nhiều kiến thức hữu ích và các kỹ năng nghiệp vụ cho cả 2 chuyên ngành. Sau khi ra trường, bạn sẽ có nhiều lợi thế khi xin việc nhờ có nền tảng kiến thức vững chắc.
  • Biết cách quản lý thời gian, công việc: Dưới áp lực học tập gần như gấp đôi sẽ giúp cho học sinh, sinh viên biết cách quản lý thời gian, công việc; rèn luyện bản thân.
  • Tăng cơ hội nghề nghiệp: Khi có trong tay 2 tấm bằng đại học, bạn sẽ có lợi thế hơn so với các ứng viên khác khi xin việc. Không những thế, bạn có thể tự tin đàm phán mức lương và đãi ngộ hấp dẫn cho mình.

Nhược điểm của học song ngành

  • Phải chấp nhận một áp lực lớn, sẽ không thể tập trung một trong hai mà cần phải cân bằng, sắp xếp thời gian ôn tập để học tập hiệu quả cả 2 chuyên ngành.
  • Lịch học của 2 ngành dễ bị chồng chéo, chưa kể lịch thi cũng rất dễ bị trùng gây khó khăn cho học viên trong việc phân bổ thời gian.
  • Có thêm nhiều khoản chi phí phát sinh

Công nghệ thông tin là gì? Học công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Nhiều khoản chi phí phát sinh
Nhiều khoản chi phí phát sinh
  • Khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức của cả 2 ngành vì học song ngành đòi hỏi bạn phải hiểu nhanh và nắm chắc vấn đề thì mới có thể hoàn thành deadline và vượt qua được kỳ thi kết thúc học phần.

=> Học song ngành đem lại nhiều lợi ích nhưng những gì phải đánh đổi thì khá lớn nên các bạn sinh viên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Hãy tham khảo ý kiến của giảng viên và tình hình thực tế của bản thân để có quyết định đúng đắn nhất.

Điều kiện để học song ngành

Tại khoản 2 Điều 18, Quy chế đào tạo chương trình đại học quy định, sinh viên được đăng ký chương trình thứ hai sớm nhất là khi được xếp trình độ năm hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy, xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng của chương trình đào tạo thứ hai trong năm tuyển sinh.
  • Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình, đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.

Ngoài điều trên, tùy theo chương trình học mà các trường đại học sẽ đặt ra các yêu cầu riêng cho sinh viên có mong muốn học song ngành như trình độ ngoại ngữ, chứng chỉ liên quan,….

Theo Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08 cũng quy định về điều kiện tốt nghiệp đối với sinh viên học song ngành. Trong quá trình sinh viên học 2 ngành nếu như điểm trung bình tích lũy của ngành thứ nhất dưới trung bình hoặc thuộc diện cảnh cáo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở kỳ học tiếp theo. Đồng thời, sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học ở chương trình thứ hai.

Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đăng ký muộn nhất 2 năm trước thời điểm tốt nghiệp chương trình học thứ hai.

Cơ sở đào tạo chỉ tổ chức đào tạo chương trình thứ hai cho sinh viên khi đáp ứng được các yêu cầu về đảm bảo chất lượng, chỉ tiêu tuyển sinh. Đồng thời, có các quy định chi tiết về quy trình, thủ tục, điều kiện đăng ký học, bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo thứ 2.

Tại khoản 4 Điều 18 cũng quy định rõ về thời gian học, thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng 2 chương trình là thời gian tối đa quy định của chương trình thứ nhắn (không quá 2 lần thời gian kế hoạch học tập toàn khóa)

Quản trị kinh doanh là gì? Học quản trị kinh doanh ra làm gì?

Các trường đào tạo song ngành

Dưới đây là một số trường đại học đào tạo song ngành:

  • Đại học Kinh tế quốc dân
Đại học Kinh tế quốc dân được nhiều sinh viên lựa chọn học song ngành
Đại học Kinh tế quốc dân được nhiều sinh viên lựa chọn học song ngành
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP. HCM
  • Đại học Bách Khoa TP. HCM
  • Đại học Quốc gia TP. HCM
  • ….

Mong rằng các thông tin có trong bài viết trên đây về học song ngành, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có ý định học song ngành thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng để tránh lãng phí thời gian và ảnh hưởng tới kết quả học tập của ngành đào tạo thứ nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *