Hàm ý là gì? Các loại hàm ý trong Văn học và ví dụ

Hàm ý là gì? Là một trong những chương trình học quan trọng của Ngữ Văn 9. Để đạt điểm tuyệt đối trong các bài kiểm tra học kỹ, thi vào lớp 10 thì bạn cần phải nắm chắc được kiến thức về hàm ý. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org!

Hàm ý là gì ví dụ

Hàm ý là gì?

Hàm ý là gì? Là những nội dung, ý nghĩa mà người nói có ý định truyền đạt tới cho người nghe nhưng không nói trực tiếp, chỉ ngụ ý để người nghe tự suy luận dựa vào ngữ cảnh, phương châm hội thoại. Hàm ý còn được biết đến với tên gọi là hàm ngôn, hàm ẩn.

Hiểu một cách đơn giản, hàm ý là việc sử dụng một từ hoặc cụm từ để gợi ý một ý nào đói khác với nghĩa đen của nó. Hàm ý cũng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như mời mọc, rủ rê, từ chối hoặc có khi là lời thiếu thiện chí.

Ví dụ: 

  • Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. => Hàm ý thời gian sẽ chứng minh bản chất thật của con người.
  • Cháy nhà mới ra mặt chuột => Hàm ẩn ý nói khi gặp khó khăn, hoạn nạn mới biết được bản chất thật của con người.
  • Dã tràng xe cát => Ý nói cố gắng làm việc, mưu cầu nhưng công sức bỏ ra đều trở nên vô ích.

Phương châm hội thoại là gì? Các loại phương châm hội thoại

Hàm ý dùng để làm gì?

  • Giữ được tính lịch sử và thể diện của người nói, người nghe
  • Làm cho lời nói có ý vị và hàm súc hơn
  • Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn so với cách nói thông thường
  • Người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý.

Các loại hàm ý trong văn học

Các loại hàm ý trong văn học

Hàm ý tích cực: Những từ ngữ tạo ra một phản ứng tình cảm thuận lợi, có ý nghĩa tích cực. Ví dụ như việc miêu tả một người nào đó đầy tham vọng là “người nhanh nhẹn” hoặc một người sôi nổi.

Hàm ý tiêu cực: Khi một hàm ý tiêu cực được tạo ra sẽ trình bày người hoặc vật dưới cái nhìn không thuận lợi. Sử dụng các ví dụ trên, người có tham vọng tượng tự có thể sẽ được miêu tả là “người quá khích” trong khi người tò mò có thể bị coi là “trẻ con”.

Hàm ý trung lập: Khi một từ nói lên  ý nghĩa của nó với một quan điểm trung lập và không có hàm ẩn tích cực hay tiêu cực. Ví dụ như câu nói “anh ấy có tham vọng” ý nói một người chăm chỉ làm việc, nỗ lực để đạt được, không phán xét tham vọng là điều xấu hay điều tốt.

Điển tích là gì? Điển cố là gì? Đặc điểm và ý nghĩa trong Văn học

Các cách thức để tạo ra hàm ý

Phương châm về lượng: Người nói có thể nói các thông tin đáp ứng yêu cầu của giao tiếp (không thừa và không thiếu) để tạo hàm ý.

Ví dụ: 

Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không ?

Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

=> Anh mất lợn nói thừa thông tin lợn cưới còn anh khoe áo nói thừa thông tin tôi mặc chiếc áo mới, mục đích chính là khoe áo mới và lợn cưới.

Phương châm về chất: Người nói có thể nói những điều mà mình không tin là đúng, không có bằng chứng xác thực. Nghĩa là nói phóng đại, nói khoác.

Ví dụ:

Bao giờ chạch đẻ ngọn đa

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình

Bao giờ rau diếp làm đình

Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta.

=> Những giải thiết mà người nói đưa ra chắc chắn sẽ không bao giờ thành hiện thực. Hàm ý được tạo ra là chuyện ta lấy mình là không thể.

Phương châm quan hệ: Người nói có thể nói lảng sang chuyện khác hay nói lạc chủ đề của cuộc giao tiếp để tạo hàm ý.

Phương châm cách thức: Nói những câu lấp lửng, mơ hồ, không rõ nghĩa hay có thể hiểu theo nhiều cách để tạo ra hàm ý.

Phương châm lịch sự: Người nói có thể sẽ cố ý nói vào những điểm yếu của người khác hoặc những chuyện người ta muốn che giấu để tạo ra một hàm ý nào đó.

Nhân văn là gì? Ý nghĩa của nhân văn? Biểu hiện lối sống nhân văn

Ý nghĩa của hàm ý trong giao tiếp

  • Giúp lời nói có sức biểu đạt mạnh mẽ
  • Thể hiện thái độ, tình cảm văn hóa ứng xử trong giao tiếp như lịch sự, tế nhị, tôn trọng,…Hoặc đôi khi là châm biếm, chế giễu khi sử dụng cách chơi chữ.

Những lưu ý về nghĩa hàm ý

  • Hàm ý có thể hiểu và đoán dễ dàng, người nghe nếu tập trung vào câu chuyện có thể dễ dàng hiểu được nghĩa đó.
  • Hàm ý có thể chối bỏ được bởi người nói sẽ không phải chịu trách nhiệm hàm ý đó nên trong giao tiếp cần lưu ý đến ngôn ngữ để biểu đạt và hoàn cảnh cụ thể.
  • Nghĩa hàm ý thường được sử dụng ở trong giao tiếp và văn chương, không nên sử dụng trong các văn bản hành chính.
  • Nhiều khi hành động cũng chứa hàm ý, đây là cách sử dụng hình ảnh để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật.

Các trường hợp không sử dụng nghĩa hàm ý

  • Trong các văn bản hành chính công vụ, văn bản khoa học
Hàm ý không được sử dụng trong các văn bản công vụ, khoa học
  • Những câu tuyên truyền, khẩu hiệu
  • Khi thông báo về một sự kiện, tin tức hay thông tin cho công chúng.
  • ….

Với các thông tin có trong bài viết “Hàm ý là gì? Các loại hàm ý trong Văn học và ví dụ” sẽ giúp ích bạn. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, ruaxetudong.org sẽ tổng hợp và gửi đến bạn trong thời gian ngắn nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *