Cầu toàn là gì? 12 dấu hiệu nhận biết người có tính cầu toàn

Cầu toàn là gì? Là một trong những tính cách của con người, luôn hướng tới những điều tốt đẹp, hoàn hảo nhất cho bản thân, công việc. Để biết đâu là người cầu toàn, quý bạn đọc hãy theo dõi các nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp bạn nhận biết nhanh chóng.

Cầu toàn là gì? Cầu toàn có nghĩa là gì?

Cầu toàn là gì? Cầu toàn có nghĩa là gì?
Cầu toàn là gì? Cầu toàn có nghĩa là gì?

Cầu toàn trong tiếng anh là perfectionism, được hiểu là một loại tính cách của con người, họ luôn đặt ra những tiêu chuẩn, đòi hỏi cao hơn so với người bình thường. Người cầu toàn luôn không chỉ mong muốn sự hoàn hảo ở bản thân mà còn ở cả những người khác. Nếu như những tiêu chuẩn đó không đạt được thì người cầu toàn sẽ cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Tuy nhiên, họ cũng không lựa chọn cách bỏ cuộc mà thay vào đó sẽ tìm cách giải quyết.

Người cầu toàn có thể chia làm 2 nhóm chính:

  • Người cầu toàn bình thường: Là người đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân, trong một số trường hợp họ vẫn có thể giảm tiêu chuẩn.
  • Người cầu toàn kiểu rối loạn thần kinh: Là những người không khi nào hài lòng với bản thân mình, dù làm bất kỳ việc gì cũng cảm thấy không tốt, luôn cố chấp, chê bai phê bình bản thân và người khác.

12 Biểu hiện của người cầu toàn

Biểu hiện của người cầu toàn
Biểu hiện của người cầu toàn

Hay lo lắng về những lỗi lầm

Có thể nói đây là nhược điểm của người cầu toàn. Họ luôn lo lắng, tỏ ra khó chịu về những sai lầm của mình; luôn sợ người khác đánh giá xấu về họ. Kết quả, họ có xu hướng giấu nhẹm sai lầm của mình, không chịu tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề. Việc lo nghĩ quá nhiều về những sai lầm khiến cho người cầu toàn bị ám ảnh, rối loạn tâm trạng.

Trung thực là gì? Biểu hiện của trung thực, cho ví dụ

Đáp ứng mọi kỳ vọng của bố mẹ

Đặc điểm thường thấy của người cầu toàn đó là luôn cố gắng để đáp ứng mọi sự kỳ vọng của bố mẹ, gia đình. Vậy nên, họ luôn cố gắng thực hiện mọi thứ hoàn hảo nhất để không bị từ chối bởi chính bố mẹ của mình.

Người cầu toàn luôn cố gắng làm hài lòng bố mẹ, đi kèm với đó là nỗi lo bị chỉ trích. Ngay từ nhỏ, khi mắc lỗi thì họ rất hay bị phạt. Vì thế, họ luôn ý thức bản thân không bao giờ đáp ứng được các tiêu chuẩn của bố mẹ.

Đáp ứng mọi sự kỳ vọng của bố mẹ
Đáp ứng mọi sự kỳ vọng của bố mẹ

Luôn nghi ngờ về hành động của mình

Người cầu toàn luôn cảm thấy không chắc chắn khi đã hoàn thành xong mọi việc. Đó là lý do vì sao họ hay miễn cưỡng bỏ đi trách nhiệm của mình. Chỉ đến khi có ai đó nói “đừng làm nữa” thì họ mới dừng lại. Sự nghi ngờ cũng khiến cho người cầu toàn thiếu quyết đoán.

Tính tổ chức cao

Người cầu toàn luôn kén chọn và đòi hỏi cao về những điều họ làm. Họ ám ảnh viết phải làm sao để mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp nhất. Dù đây không phải nguyên nhân trực tiếp tạo nên sự cầu toàn nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến việc người cầu toàn luôn cố gắng đạt được các tiêu chuẩn mình đề ra.

Thiết lập tiêu chuẩn cá nhân cao

Người cầu toàn luôn thiết lập tiêu chuẩn cá nhân cao mà bản thân họ buộc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra. Việc tự gây áp lực với bản thân góp phần gây ra nhiều hệ quả như rối loạn tâm thần, chán ăn,…Người cầu toàn có nguy cơ mắc các loại rối loạn như ám ảnh cưỡng chế (ODC)

Bảo thủ là gì? Người có tính cách bảo thủ có tốt không?

Luôn cố gắng kiểm soát mọi thứ

Luôn cố gắng kiểm soát mọi thứ
Luôn cố gắng kiểm soát mọi thứ

Trong công việc hay bất kỳ điều gì trong cuộc sống, người cầu toàn luôn hướng đến sự hoàn hảo nên họ sẽ cố gắng để thực hiện, đạt được mọi thứ trong tầm kiểm soát của mình. Thậm chí, có những việc không liên quan, họ cũng sẽ kiểm soát, thiết lập trật tự như mình mong muốn. Cuộc sống thì không thể đoán trước điều gì, việc kiểm soát mọi thứ quá mức cũng mang tới cảm giác chán nản.

Quy trình làm việc khăn khe

Vì có xu hướng đòi hỏi rất cao nên họ bắt bản thân phải tuân thủ theo các quy định nhất định. Người cầu toàn luôn có niềm tin tuyệt đối vào những tiêu chuẩn mình đặt gia, giúp họ đạt được kết quả tốt nhất. Điều này cũng gây nên một số cản trở trong công việc khi họ rơi vào tình huống đòi hỏi sự linh hoạt.

Giá trị bản thân được đo bằng hiệu quả công việc

Họ thường định nghĩa giá trị bản thân thông qua hiệu quả công việc. Theo đó, họ sẽ cảm thấy thất vọng, không thỏa mái nếu kết quả chưa như mong đợi. Người cầu toàn sẽ chỉ tập trung vào những điều chưa làm được, thôi thúc bản thân vượt qua.

Ám ảnh bởi sự thất bại

Ám ảnh bởi sự thất bại
Ám ảnh bởi sự thất bại

Sai lầm, thất bại là điều bất kỳ ai không bao giờ muốn gặp và người cầu toàn cũng vậy. Họ luôn bảo thủ trước sự chỉ trích, tìm cách bảo vệ bản thân nên rất khó để họ thay đổi bản thân.

Luôn có suy nghĩ phải làm hài lòng mọi người

Vì quá cầu toàn nên họ luôn muốn nhận được nhiều lời khen từ bạn bè, đồng nghiệp, sếp. Vậy nên, họ luôn nhắc nhở bản thân phải đạt được mục tiêu bằng mọi giá. Với họ, không có gì hạnh phúc hơn bằng việc làm hài lòng tất cả mọi người hay chỉ đơn giản là hài lòng chính mình.

Bị ảnh hưởng bởi các tác động xung quanh

Chỉ vì muốn hài lòng người khác nên họ thường bị tác động, ám ảnh bởi môi trường xung quanh. Những lời nhận xét chê bai, nói xấu sau lưng,…họ sẽ không chấp nhận được, luôn buộc bản thân phải làm việc tốt hơn, hoàn hảo để không bị mọi người “nhắc tên”.

Luôn có cảm giác bất an

Đối với người cầu toàn, mọi thứ đều phải hoàn hảo, trọn vẹn nên sẽ thường xuất hiện cảm giác bất an, lo sợ. Nhưng sự lo sợ lại khiến họ trở nên mệt mỏi, căng thẳng, suy sụp tinh thần nếu gặp thất bại trong công việc.

Cá tính là gì? Những đặc điểm của người có cá tính

Người cầu toàn có tốt không? Lời khuyên cho người cầu toàn

Người cầu toàn có tốt không? Lời khuyên cho người cầu toàn
Người cầu toàn có tốt không? Lời khuyên cho người cầu toàn

Người cầu toàn luôn hướng tới những điều tốt đẹp, hoàn hảo nhất trong công việc và cuộc sống. Vậy, người cầu toàn có tốt không? Trong một số trường hợp việc cầu toàn là rất tốt nhưng để đạt được thành công lớn thì rất khó bởi:

  • Luôn muốn tự mình làm mọi việc, khắt khe trong mọi thứ. Khi ôm đồm quá nhiều thì sẽ không đạt được mục tiêu, hiệu quả công việc không cao nên khó thăng tiến trong sự nghiệp.
  • Người cầu toàn rất khó để chấp nhận những góp ý, phản hồi tiêu cực của người khác, khiến cho họ không chịu sửa đổi, khó phát triển trong tương lai.
  • Dễ bị mất cân bằng trong cuộc sống, khó đảm bảo được công việc
  • Dễ mất đi sự sáng tạo vì tính cách cứng nhắc, làm việc quá nguyên tắc, bảo thủ

Lời khuyên cho những người cầu toàn đó là:

Nâng cao nhận thức bản thân: Cần phải nhận thức rõ vấn đề cần thực hiện. Hãy suy nghĩ và tự hỏi nguồn gốc vấn đề là do đâu, phải chăng là từ người thân khiến bạn không ngừng nỗ lực hay sợ người khác chê trách.

Không nên đòi hỏi quá cao với bản thân: Người cầu toàn hay đặt mục tiêu cho mình rất cao, xa vời với thực tế. Trong những tình huống, công việc khác nhau sẽ đòi hỏi sự đầu tư về công sức khác nhau. Nhưng không vì thế mà suy nghĩ tiêu cực, hãy cố gắng làm hết sức mình.

Xác định rõ mục tiêu: Hãy đưa ra kế hoạch sao cho phù hợp với kế hoạch đặt ra. Xác định những kế hoạch ưu tiên, bố trí thời gian thích hợp để hoàn thành từng hạng mục công việc.

Mong rằng, các thông tin có trong bài viết “Cầu toàn là gì? 12 dấu hiệu nhận biết người có tính cầu toàn” sẽ giúp ích với bạn. Truy cập ruaxetudong.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *