Cách chăm sóc cây mai trong chậu sau Tết đơn giản, nhanh nhất

Sau Tết, cây mai trong chậu cần phải được chăm sóc tốt để cây cho hoa vào năm sau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc cây mai trong chậu sau Tết. Vậy thì, hãy tham khảo “ngay và luôn” mẹo cách chăm sóc cây hoa mai sau Tết đơn giản dưới đây của ruaxetudong.org!

Vì sao phải chăm sóc cây mai sau Tết?

Mai vàng là loài hoa không thể thiếu trong dịp “Tết đến xuân về”, là tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Theo quan niệm của nhiều người, nếu như hoa mai nở vào đầu năm thì cả năm đó gia đình sẽ phát tài, phát lộc, sung túc. Những ngày Tết, cây mai như “vắt kiệt” sức để bung nở những cánh hoa vàng rực rỡ sau đó bắt đầu kiệt sức, lụi tàn và việc chăm sóc cây mai sau Tết là điều cần thiết.

Chăm sóc cây mai sau Tết giữ vai trò quan trọng
Chăm sóc cây mai sau Tết giữ vai trò quan trọng

Trong những ngày Tết, cây mai tập trung toàn bộ chất dinh dưỡng để nuôi nụ, phát triển để hoa bung sắc rực rỡ nhất nên mất dần chất dinh dưỡng. Đồng thời, trước Tết đa số các nhà vườn đều sử dụng thuốc kích thích ra hoa khiến cho bộ dễ phát triển yếu, không hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Tiếp đó là việc chăm sóc không đúng cách như tưới nước nhiều, sử dụng phân bón nhiều,…khiến cho cây mai phát triển chậm, thậm chí là chết.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây mai sau Tết

Thời điểm chăm sóc cây mai sau Tết

Với chậu mai chưng trong nhà thì khoảng mùng 8 âm lịch bạn nên đem chậu ra ngoài sân cho có ánh sáng, thoáng mát trong khoảng từ 3-5 ngày. Cần tránh để cây nơi đón nắng chiều sẽ làm cháy lá, chết cây.

Đối với mai chưng ngoài sân hoặc trồng đất thì bạn không cần phải di chuyển vì cây đã quen với ánh nắng. Đến khoảng giữa tháng Giêng âm lịch thì tiến hành chăm sóc mai sau Tết

Cách chăm sóc cây mai trong chậu sau Tết

Cách chăm sóc cây mai sau Tết rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các thông tin gợi ý dưới đây mà ruaxetudong.org đã tổng hợp.

  • Cắt, tỉa cành mai sau Tết

Sử dụng kéo chuyên dụng, cắt tỉa những cành mai quá dài, cành bị nhiễm nấm và các nụ hoa chưa nở, cánh hoa toàn để tránh cây tạo quả. Nếu cây bị tỉa có nhiều vết cắt lớn bạn nên sử dụng keo liền da cho cây để giúp vết cắt mau lành, bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Cắt, tỉa cành mai 
Cắt, tỉa cành mai
  • Vệ sinh cây

Trong cách chăm sóc cây mai sau khi chơi Tết thì đây là bước quan trọng nhưng ít được mọi người chú ý đến. Khi đã hoàn thành xong việc cắt, tỉa cây mai thì bạn hãy vệ sinh lại cho cây. Dùng vòi nước phun trực tiếp vào cây để làm bong lớp rêu, nấm mốc. Nếu thấy cây chưa sạch nấm mốc bạn có thể sử dụng bàn chải để loại bỏ.

Đối với cây mai mua ở chợ về chưng Tết thì bạn cần phải “giải độc” cho cây bằng cách tưới ngập nước cả chậu cây, xả trôi để nước hòa tan bớt lượng phân hóa học dư thừa, chảy ra ngoài.

  • Thay giá để, thay đất

Không được bỏ qua công đoạn này trong quy trình cách chăm sóc cây mai cảnh sau Tết. Việc thay đất sẽ giúp bổ sung hàm lượng dinh dưỡng đạm, kali cần thiết cho sự phát triển của cây mai. Trình tự thay đất cho cây mai như sau:

  • Lấy cây ra khỏi chậu, loại bỏ lớp đất cũ xung quanh rễ nhẹ nhàng
  • Tỉa bớt rễ già hoặc bị nấm, giữ lại rễ cám để cây hút chất dinh dưỡng
  • Chuyển cây mai sang chậu mới. Tỳ theo kích thước của cây mai mà bạn lựa chọn loại chậu phù hợp.
  • Cho đất đã chuẩn bị vào 2/3 chậu, đặt cây mai ở giữa, một tay cố định còn một tay thì thêm đất, lấp đầy chậu cây.
  • Phủ bề mặt một lớp sỏi để tăng tính thẩm mỹ cũng như giữ ẩm, hạn chế côn trùng và cỏ dại mọc lên chậu mai.
  • Khi thay đất xong, hãy đặt chậu mai ở nơi có bóng mát từ 1-2 ngày rồi mới đưa ra nắng để cây phát triển.
  • Kích rễ

Sử dụng kích rễ N3M theo đúng liều lượng của đơn vị sản xuất, sử dụng liên tục 3-4 lần, mỗi lần cách nhau từ 7-10 ngày. Việc bổ sung kích rễ N3M sẽ giúp cho bộ rễ của cây mai phát triển. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Atonik hoặc Mega 9.1.1 để phun lá, thân,…phun 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.

  • Tưới nước
Tưới nước cho cây mai
Tưới nước cho cây mai

Nếu trời nắng, bạn hãy tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát còn khi trời râm thì tưới một lần hoặc dựa theo độ to của gốc cây, độ ẩm của đất mà bạn tưới lượng nước phù hợp. Nên tưới thẳng gốc, xịt nước tia nhỏ lên khắp tán lá.

  • Bón phân

Sau khoảng 15-20 ngày thay đất, bạn bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây với liều lượng từ 1 – 2kg/gốc để tăng chất dinh dưỡng. Có nhiều ý kiến cho rằng nên bón phân khi thay đất, nghĩa là trộn phân với đất. Điều này hoàn toàn sai lầm bởi vì bạn mới tỉa rễ cây nếu bón phân luôn sẽ khiến cho cây nhanh chết.

Mong rằng, các chia sẻ trên đây về cách chăm sóc cây mai trong chậu sau Tết sẽ giúp ích với bạn. Truy cập ruaxetudong.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác!

Đào bích, đào phai là gì? Phân biệt đào bích và đào phai

Nụ tầm xuân là gì? Hướng dẫn cách cắm nụ tầm xuân Tết đẹp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *